Bổ sung nhiều vitamin, ăn nhiều tỏi, súc nhiều nước muối… CHƯA phải là cách phòng bệnh tốt nhất

Thực hiện:Nhà văn Lê Thanh Huệ | Ảnh:TheFace Team | 2020-05-18

Bổ sung nhiều vitamin, ăn nhiều tỏi, súc nhiều nước muối… CHƯA phải là cách phòng bệnh tốt nhất
Chia sẻ:

"Trên thực tế, khái niệm tăng cường hệ miễn dịch không có bất kỳ ý nghĩa khoa học nào.". Giáo sư Akiko Iwasaki cho rằng để có hệ miễn dịch tốt chỉ cần: ngủ đủ giấc, tập thể dục, chế độ ăn uống cân bằng và cố gắng không bị căng thẳng.

Hoang mang tìm mọi cách để phòng bệnh Covid-19, nhiều người tìm cách nạp thật nhiều thực phẩm và dược phẩm vào cơ thể như: bổ sung nhiều vitamin C, ăn nhiều tỏi, súc nhiều nước muối… để làm tăng cường khả năng miễn dịch. Điều đó có thể gây hại!!!

Để hiểu được điều này, chúng ta cần đưa vào bối cảnh của một câu chuyện đang diễn ra bên trong cơ thể:

Cơ thể chúng ta được ví như một quốc gia hoạt động bình thường; Các loại vi khuẩn, virus, các nhân tố gây bệnh gọi chung là kẻ thù luôn có sẵn đang tìm cách thâm nhập vào để phá hoại đất nước.

Đất nước đang hòa bình cần hoạt động bình thường và giữ cho cân bằng. Ở biên giới đã có bộ đội biên phòng, trong nước đã có các đơn vị trinh sát vẫn thường xuyên tuần tra, kiểm soát tình hình. Các đơn vị chiến đấu được luyện tập cho các kế hoạch bảo vệ tổ quốc tốt nhất với thực lực của đất nước.

Bỗng nhiên bạn lo lắng và bạn yêu cầu phải tăng cường tối đa sức mạnh quốc phòng. Bạn đã kích hoạt hệ thống phòng vệ sớm trong khi kẻ thù chưa vượt qua biên giới. Chưa đủ, bạn đem vũ khí mới vào: nào là Vitamin C, nào tỏi ngâm rượu, nước muối… Vậy là vũ khí mới được triển khai trong khi quân của bạn chẳng cần đến những thứ này. Trận tuyến phòng ngự nháo nhào lên với đủ thứ hoang mang vì chẳng hiểu trang bị để làm gì. Hình dung nó như là kho vũ khí mới vô cùng nhiều mà quân lính không được huấn luyện để sử dụng cho kẻ thù nào. Đất nước thì cần tiền để sản xuất tiêu dùng bỗng nhiên bị huy động để mua và vận tải đạn dược đi khắp nơi. Và vũ khí nhiều thì ta biết mua 1 đồng, bạn sẽ tốn 3 đồng để hủy khi nó hết thời gian sử dụng. Và việc hủy bỏ thì ô nhiễm môi trường… Chưa nói cháy nổ xảy ra do thừa mứa… Chưa đủ, vì thấy các quốc gia ở xa đang chiến tranh. Bạn mua về vũ khí nguyên tử và tự rước họa vào thân. Vì để cất trữ nó, tốn kém vô cùng. Có thể gây thảm họa mà tối thiểu là ô nhiễm phóng xạ mỗi khi có sự cố. Còn nếu do thiếu hiểu biết mà để nó tự kích hoạt thì coi như tiêu tan tất cả.

Giáo sư Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học giảng dạy tại Khoa Miễn dịch học và Khoa Sinh học Phân tử, Tế bào và Phát triển tại Đại học Yale (Thành lập năm 1701 ở Khu định cư Connecticut, Yale là một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, chỉ sau Trường Đại học Harvard) cho biết: Trên thực tế, khái niệm tăng cường hệ miễn dịch không có bất kỳ ý nghĩa khoa học nào.

Thực tế hệ miễn dịch của cơ thể chúng ta đã trang bị hệ thống phòng thủ 3 lớp để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh.

  • Tuyến phòng vệ đầu tiên chính là các cơ quan rào cản không cho mầm bệnh xâm nhập như là: da, đường thở và màng nhầy…
  • Nhưng một khi virus vượt qua được hàng rào này, thì cơ thể phải kích thích phản ứng miễn dịch "bẩm sinh". Phản ứng này bao gồm các hóa chất và tế bào vốn có thể nhanh chóng tăng cường báo động và bắt đầu chống lại bất kỳ kẻ xâm nhập nào.
  • Khi điều đó vẫn không đủ, cơ thể sẽ khởi động hệ miễn dịch thích nghi. Hệ thống này bao gồm tế bào và protein - kháng thể - phải mất vài ngày hoặc vài tuần mới xuất hiện. Điều quan trọng, hệ miễn dịch thích nghi chỉ có thể nhắm vào các mầm bệnh cụ thể. Chẳng hạn một tế bào T đặc hiệu cho Covid-19 sẽ không phản ứng trước mầm bệnh cúm hoặc vi khuẩn. Do vậy mà đối với hầu hết các trường hợp lây nhiễm cuối, việc kích hoạt hệ miễn dịch thích ứng chậm chạp, lúc này cần một cách khác để khởi động nó là tiêm phòng vaccine: cho cơ thể đối mặt với các vi khuẩn còn sống bị làm yếu hoặc đã chết, hoặc một phần của vi khuẩn. Điều này có thể giúp cơ thể xác định đúng kẻ thù khi chúng xuất hiện.

Khi cơ thể phát bệnh, chúng ta cần thuốc để ức chế hệ miễn dịch

Hãy xem triệu chứng của cảm lạnh - đau nhức cơ thể, sốt, đầu óc đờ đẫn, nhiều nước mũi và đờm. Hầu hết những triệu chứng này không thực sự là do virus gây ra. Thay vào đó, chúng do chính cơ thể chúng ta kích hoạt có chủ ý: chúng là một phần của phản ứng miễn dịch bẩm sinh.

Dịch nhầy tiết ra giúp tống khứ mầm bệnh, cơn sốt làm cơ thể trở thành một môi trường nóng bức khó chịu, khiến mầm bệnh khó tái tạo, và những cơn đau nhức và sự khó ở là sản phẩm phụ của các hóa chất gây viêm - Cytokine. Cytokine đi khắp các mạch máu, và dựa vào đó các tế bào miễn dịch biết sẽ phải làm gì và phải đi đâu.

Các chất nhầy và tín hiệu hóa học là một phần của viêm tấy, vốn là nền tảng của phản ứng miễn dịch khỏe mạnh. Lúc hệ miễn dịch sản xuất quá nhiều cytokine thì bác sỹ phải tìm cách hạ sốt và làm mọi cách để hạn chế tác hại của nó có thể dẫn đến tử vong.

Khi chúng ta bị sốt, bị viêm do dị ứng với các dị nguyên… vốn là các chất vô hại, như phấn hoa, lông mèo… thì bác sỹ phải dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch.

Đến đây, chúng ta thấy không cần phải tăng cường hệ miễn dịch nếu bạn đang sống bình thường.

Bạn đau ốm, vào bệnh viện khám và căn cứ vào bệnh để bác sỹ có phương pháp điều trị cụ thể cho bệnh đó chứ không phải để tăng cường hệ miễn dịch chung chung bằng các thực phẩm, thuốc men…

Liệu có lối tắt giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh không?

Nhiều tin đồn trên mạng internet có thuốc viên, siêu thực phẩm thời thượng hoặc thói quen: bổ sung vitamin C, ăn nhiều tỏi, súc nhiều nước muối... có thể là lối tắt để giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh lên thực chất là có hại. Chúng ta hãy khảo sát qua để thấy điều này:

* KHÔNG CÓ DƯỢC PHẨM TĂNG CƯỜNG CHO HỆ MIỄN DỊCH

Vitamin C, các chất bổ sung vitamin thường không hiệu quả ở những người đã khỏe mạnh sẵn - và thậm chí còn có hại.

Vitamin C vốn được cho là tăng cường hệ thống miễn dịch. Hiệu ứng sức khỏe của hoạt chất chống oxy hóa này đã bao trùm trong bí ẩn kể từ khi nhà khoa học hai lần đoạt giải Nobel Linus Pauling bị ám ảnh bởi khả năng trị cảm lạnh thông thường của nó.

Sau nhiều năm nghiên cứu vitamin này, cuối cùng ông cũng bắt đầu dùng 18.000 mg mỗi ngày - gấp khoảng 300 lần lượng hàng ngày được khuyến cáo hiện nay.

Tuy nhiên, không có mấy bằng chứng hỗ trợ cho "uy danh vang lừng" của vitamin C trong việc giúp chúng ta chống lại cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Một xem xét hồi năm 2013 của Cochrane - một tổ chức nổi tiếng về nghiên cứu không thiên vị - đã phát hiện ra rằng ở những người trưởng thành "thử nghiệm vitamin C liều cao" vốn được kê đơn để như một liệu pháp điều trị và bắt đầu sau khi xuất hiện triệu chứng, cho thấy "nó không có tác động liên tục đến thời gian hoặc mức độ của các triệu chứng cảm lạnh thông thường".

Vấn đề là có sự nhầm lẫn: Sự thiếu hụt vitamin nào đó không có lợi cho hệ miễn dịch. Nhưng nếu bổ sung đến mức làm thừa vitamin sẽ không có lợi cho hệ miễn dịch.

Chúng ta chỉ bổ sung khi nó thiếu hụt làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch nhưng loại và liều lượng phải qua khám, xét nghiệm và được bác sỹ kê đơn.

* KHÔNG CÓ LỢI KHUẨN TĂNG CƯỜNG CHO HỆ MIỄN DỊCH

Một đánh giá năm 2015 cho thấy lợi khuẩn - vi sinh vật có lợi có trong thực phẩm, đồ uống hoặc thuốc - đã làm giảm đáng kể số ca nhiễm trùng đường hô hấp trên và làm cho chúng bớt nghiêm trọng hơn. Chúng cũng giảm bớt một chút việc dùng kháng sinh.

Các tác giả kết luận rằng chúng có thể tốt hơn các phương pháp điều trị bằng giả dược, nhưng họ cũng chỉ ra rằng chất lượng của các bằng chứng có sẵn là thấp.

Điều quan trọng là hiện tại không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại lợi khuẩn nào có thể bảo vệ chúng ta khỏi Covid-19.

* CHẤT CHỐNG Ô XY HÓA KHÔNG TĂNG CƯỜNG CHO HỆ MIỄN DỊCH

Trong phản ứng viêm, các tế bào bạch cầu giải phóng các hợp chất oxy độc hại tiêu diệt vi khuẩn, virus và ngăn chúng tạo ra bản sao. Đây là con dao hai lưỡi, chúng có thể làm tổn thất các tế bào khỏe mạnh, dẫn đến ung thư và lão hóa - và làm hao mòn hệ miễn dịch.

Để ngăn chặn điều này xảy ra, cơ thể dựa vào chất chống oxy hóa. Những chất này giúp kiểm soát những hợp chất oxy ngỗ ngược và giữ cho các tế bào của chúng ta an toàn.

Và ta có thể tăng mức dự trữ chất này cho cơ thể thông qua việc nạp thức ăn. Các loại trái cây, rau củ và gia vị sáng màu có xu hướng có nhiều thành phần này nhất, bởi chất chống oxy hoá thường có sắc tố rực rỡ như: cà rốt, trái man việt quất, cà tím, nghệ…

Hiện tại có một thử nghiệm dùng chất chống oxy hóa cho những người mắc Covid-19 nhằm giúp họ phục hồi. Tuy nhiên, thử nghiệm này chỉ là một trong hàng trăm nghiên cứu về các phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, nhiều thập niên nghiên cứu, không có một nghiên cứu nào chứng minh rằng liều cao chất chống oxy hóa có thể "tăng cường" hệ miễn dịch, hoặc điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm virus ở người.

Chúng ta dựa vào đâu?

Hippocrates, cha đẻ của Y học đã nói: "Bác sỹ tốt nhất là chính mình".

Marcuc Aurelius sinh năm 121, Hoàng đế nổi tiếng tài cao học rộng của đế quốc La Mã, trải dài từ Siria đến Anh Quốc, ông cũng là sử gia đầu tiên và trong tác phẩm của triết học Khắc kỷ "Suy Tưởng" của ông có viết rằng: "Mỗi khi bệnh ta phải nghĩ xem phải làm sao để tâm trí mình tránh xa mọi căng thẳng và vẫn sở hữu được trạng thái vui vẻ phù hợp. Đừng dại dột lắng nghe một cách hồ đồ trước lời thuyết giảng của những người không có hiểu biết (về y học)…"

Giáo sư Akiko Iwasaki khuyên: không nên vung đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra để điều khiển hệ miễn dịch. Chỉ cần: ngủ đủ giấc, tập thể dục, chế độ ăn cân bằng và cố gắng không bị căng thẳng. Còn nếu không làm được như vậy, có một cách chắc chắn để tăng cường khả năng miễn dịch đối với một số mầm bệnh nhất định: vaccine.

AKIKO IWASAKI

Giáo sư Akiko Iwasaki, nhà miễn dịch học, giảng dạy tại Khoa Miễn dịch học và Khoa Sinh học Phân tử, Tế bào và Phát triển tại Đại học Yale.

"Không nên vung đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình ra để điều khiển hệ miễn dịch. Chỉ cần: ngủ đủ giấc, tập thể dục, chế độ ăn cân bằng và cố gắng không bị căng thẳng."

Chia sẻ:

Theo Văn Nghệ Trẻ online

Tags:

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Array to string conversion

Filename: blog/template_chuyen_gia.php

Line Number: 144

Backtrace:

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/views/frontend/blog/template_chuyen_gia.php
Line: 144
Function: _error_handler

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/views/frontend/blog/blog_detail_view.php
Line: 43
Function: view

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/views/frontend/layout/master_view.php
Line: 99
Function: view

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/core/MY_Controller.php
Line: 53
Function: view

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/controllers/frontend/Detail.php
Line: 97
Function: render

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/index.php
Line: 317
Function: require_once

Array

Xem thêm: