Chuyển đổi số - Không chỉ là câu chuyện của công nghệ

Thực hiện:Thiên Phúc | Ảnh:Nhân vật cung cấp | 2020-03-10

Chuyển đổi số - Không chỉ là câu chuyện của công nghệ
Chia sẻ:
HỢP TÁC CÙNG

Chuyển đổi số, cùng với các khái niệm như Industrial 4.0, AI, Blockchain, IoT… vẫn còn khá trừu tượng tại Việt Nam hiện nay. Rõ ràng lợi ích mà Chuyển đổi số đem đến, điều đã xuất hiện ở các nước phát triển 20-30 năm trước, nay cần được hiểu đúng với những khái niệm khá gần gũi xung quanh ta.

Việc ra đời vô số giải pháp mua sắm thông minh, siêu thị ảo trên mạng với ứng dụng thanh toán tiện dụng chỉ nhờ vào một chiếc điện thoại thông minh; Hay như việc một số doanh nghiệp nâng cấp trải nghiệm khách hàng và tăng hiệu suất làm việc bằng các chatbox thông minh với tốc độ xử lý thông tin ngay tức thì...

Chưa kể, công nghệ đã giúp đơn giản hóa nhiều khâu trong doanh nghiệp, từ quản lý, vận hành, đến đưa ra chiến lược dựa trên phân tích các số liệu sẵn có.

Tóm lại, chuyển đổi số được hiểu là cách ứng dụng công nghệ giúp bộ máy doanh nghiệp trở nên "thon gọn " mà vận hành hiệu quả hơn.

Chuyển đổi số - doanh nghiệp không thể đứng ngoài cuộc chơi

Theo số liệu từ IDC, thị trường chuyển đổi số ước đạt mức 1.180 tỷ USD vào 2019 và mở rộng thêm 67%, lên gần 20.000 tỷ USD năm 2020.Đến 2025, nền kinh tế số (digital economy) dự kiến đóng góp 24,3% vào GDP toàn cầu và chuyển đổi số đóng góp tỷ trọng rất lớn trong đó.

Nếu xem Chuyển đổi số (digital transformation) là việc "số hóa" văn bản thì bạn đã hiểu chưa đầy đủ về khái niệm này. Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. Còn theo Microsoft, chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.

Như vậy, cả Gartner lẫn Microsoft đều nói về trình chuyển đổi từ phương thức làm việc truyền thống sang dùng kỹ thuật sốđể tiết kiệm thời gian và kinh phí. Theo đó, một tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân sử dụng công nghệ số trong các quy trình kinh doanh mới, hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh cũ, cũng như thay đổi văn hóa làm việc và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của kinh doanh và thay đổi của thị trường, giảm chi phí vận hành, đem lại lợi nhuận cao hơn.

Riêng chuyên gia David Lang, với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, thì cho rằng chuyển đổi số là sự cải tiến nhiều thứ chứ không chỉ là công nghệ. "Chuyển đổi số là bao gồm việc tạo ra những giá trị mới đòi hỏi doanh nghiệp phải tái cấu trúc bộ máy và cách thức vận hành ", ông nói.

Dù là khái niệm nào, chuyển đổi số cũng rộng lớn hơn nhiều so với "số hóa ", sau khi dữ liệu được số hoá, chúng ta phải tiếp tục ứng dụng các công nghệ mới khác như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị cao hơn.

Chẳng hạn, khách hàng muốn nộp tiền vào tài khoản ngân hàng thì phải điền thông tin vào giấy kê khai thông tin (họ tên, CMND, tài khoản, số tiền…). Sau đó, nhân viên ngân hàng sẽ nhập thông tin vào hệ thống. Những khâu này làm mất thời gian cho đôi bên, và hiệu quả không cao. Nhưng với chuyển đổi số, chúng ta chỉ cần nhập các thông tin cần thiết vào máy tính bảng hoặc điện thoại thông qua ứng dụng cực kỳ tiện lợi và nhanh chóng.

Một số chuyên gia đánh giá, chuyển đổi số đang trở thành chiến lược tại các doanh nghiệp, tổ chức trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Theo khảo sát của Microsoft, tác độngcủa chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động khoảng 15% năm 2017 và dự kiến đến 2020, con số này đạt 21%.

Tại Việt Nam, chuyên gia David Lang cho rằng chúng ta đang có triển vọng rất lớn trong việc chuyển đổi số. Ông tiết lộ từng làm việc với nhiều doanh nghiệp về lĩnh vực này, và đánh giá họ tiếp thu rất nhanh. Một số cũng đã áp dụng chuyển đổi số trong những năm qua và đạt thành công nhất định.

"Chìa khóa " của chuyển đổi số

Năm 2013, doanh thu của các cửa hàng bán lẻ Mỹ vào dịp giáng sinh và tết dương lịch giảm xuống tới 50%, trong khi doanh thu mua bán trực tuyến qua Internet tăng 81% so với ba năm trước đó. Đây được cho là lúc mà chuyển đổi số bùng phát, và cũng được cho là thời điểm mà chuyển đổi số được ghi nhận là một phương thức của tương lai, theo NYT.

Thực tế, những công ty như Amazon, Netflix, Booking.com đã ứng dụng các thiết bị số như smartphone, internet, điện toán đám mây, mạng xã hội… để nắm bắt được các công nghệ số và vận dụng sáng tạo vào việc kinh doanh của mình.

Vào thế kỷ 19, than đá là tài nguyên quý giá nhất để vận hành máy hơi nước. Đến thế kỷ 20, dầu mỏ chính là yếu tố chính để công nghiệp phát triển. Nhưng ở thế kỷ 21, dữ liệu sẽ là tài nguyên quan trọng quyết định thành công. Đây cũng chính là "chìa khóa vàng " để mở "cánh cổng " chuyển đổi số.

Hãy xem, những "gã khổng lồ " như Google, Facebook hay Twitter lấy thông tin do người dùng dưới hình thức số để tối ưu cho trải nghiệm của chính họ, cũng như phục vụ quảng cáo hướng đến đúng đối tượng có nhu cầu. Những công ty nhỏ hơn cũng thu thập dữ liệu người dung để tìm hiểu thói quen, sở thích… từ đó cung cấp dịch vụ tốt hơn.

Tuy nhiên, theo ông David Lang, với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số tại thị trường Mỹ, châu Âu và Trung Quốc (hiện đang là tư vấn chiến lược tạiYellow Blocks- đơn vị cố vấn cấp cao về marketing và cố vấn doanh nghiệp trong lĩnh vực Emerging tech), chuyển đổi số không chỉ dừng ở dữ liệu, mà nhân tố con người cũng cực kỳ quan trọng. "Các doanh nghiệp nên nhớ rằng, vấn đề cốt lõi của chuyển đổi số là con người. Nó không chỉ đòi hỏi các doanh nghiệp phải áp dụng công nghệ mới mà còn đòi hỏi sự thay đổi văn hoá doanh nghiệp sang cách thức kinh doanh mới để tạo ra nguồn doanh thu mới, giá trị mới cho họ ", ông nói.

Theo ông, để có thể triển khai chuyển đổi số thành công và bền vững cần có 5 phần: Công nghệ, Phương pháp vận hành, Cách thức thực hiện, Tiếp thị và quan trọng nhất là Nguồn nhân lực. Để kết hợp chúng một cách nhuần nhuyễn, một tổ chức cần rút ngắn khoảng cách giữa tư duy truyền thống và tư duy đổi mới sáng tạo, cần có một cái nhìn thấu đáo về nhu cầu, khả năng và giá trị kinh doanh để quyết định thay đổi và cuối cùng là nhân sự thực sự ham học hỏi đi kèm với những cố vấn kinh nghiệm.

DAVID LANG

Chuyên gia David Lang: Với kinh nghiệm cố vấn cho các doanh nghiệp lớn như AT & T, Toyota, Cisco, Facebook, Alibaba, Google…và hiện đang là tư vấn chiến lược tại Yellow Blocks - đơn vị cố vấn cấp cao về marketing và cố vấn doanh nghiệp trong lĩnh vực Emerging Tech

"Chuyển đổi số không chỉ là số hoá văn bản mà còn là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu, giá trị mới và hơn thế nữa."
Chia sẻ:

Theo Văn Nghệ Trẻ online

Tags:

A PHP Error was encountered

Severity: Notice

Message: Array to string conversion

Filename: blog/template_chuyen_gia.php

Line Number: 144

Backtrace:

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/views/frontend/blog/template_chuyen_gia.php
Line: 144
Function: _error_handler

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/views/frontend/blog/blog_detail_view.php
Line: 43
Function: view

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/views/frontend/layout/master_view.php
Line: 99
Function: view

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/core/MY_Controller.php
Line: 53
Function: view

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/application/controllers/frontend/Detail.php
Line: 97
Function: render

File: /home/qtvhjjdxhosting/public_html/thefacevietnam.vn/index.php
Line: 317
Function: require_once

Array

Xem thêm: