Hãy để trái tim dẫn đường

"Tôi muốn làm cho người khác hạnh phúc. Vì vậy thực phẩm và các câu chuyện là cách để tôi thực hiện điều này." "Đầu bếp mù" Christine Hà đã chứng minh cho điều đó bằng câu chuyện chiến thắng ngoạn mục tại một trong những cuộc thi đầu bếp danh giá nhất hành tinh, Vua Đầu Bếp Mỹ mùa 3. Giờ đây, cô ấy tiếp tục chia sẻ khát khao quảng bá ẩm thực Việt ra thế giới tại nhà hàng của riêng mình.

Có thể nói Christine Hà tham gia hành trình chinh phục ngôi vị quán quân MasterChef Mỹ bằng niềm tự hào món Việt. Chị bắt đầu với món cá trê kho tộ, món ăn đậm đà bản sắc quê hương Việt và giờ chị lại mở nhà hàng với tinh thần món Việt là chính. Những món ăn của chị chế biến tuy giản dị nhưng được làm ra bằng thứ tình yêu to lớn. Thật vậy, "đầu bếp mù" đã trải qua một tuổi thơ với nhiều biến cố khiến chị buộc phải học cách nghe theo lời trái tim mách bảo. Theo như Christine Hà chia sẻ, chị không phải mù bẩm sinh, nhưng do mắc căn bệnh viêm tủy - thị thần kinh (neuromyelitis optica) nên thị lực của chị bắt đầu suy yếu dần từ năm 20 tuổi. Không lâu sau đó, chị mù hoàn toàn. Mẹ chị mất năm 14 tuổi, cộng với sự kiện đánh mất đi ánh sáng của cuộc đời lần ấy, chị gần như mất đi hết thiết tha và hy vọng sống. Đáng mừng là sau đó, chị quyết định đương đầu với số phận. Ẩm thực là con đường duy nhất mà chị có thể làm được lúc này. Chị yêu bếp, yêu những món Việt ấu thơ mẹ nấu cho, chị phải cô gắng. Trên các phương tiện truyền thông quốc tế, tên tuổi Christine Hà ảnh hưởng công chúng mạnh mẽ bởi câu chuyện vượt lên số phận ngoạn mục và đạt được thành công ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nhưng cũng có không ít những thử thách mà chị phải đối mặt trong suốt 7 năm sau chiến thắng đó.

Chị bị mang ra so sánh với Josh, chị không xứng đáng với ngôi vị quán quân, chiến thắng của chị chỉ là chiêu trò của nhà sản xuất để câu rating, cái chết của Josh là do chị và đôi mắt mù lòa kia vô tình gây nên... Thậm chí người ác ý hơn còn cho rằng chị giả mù để thu hút sự chú ý. Mọi chuyện cứ đổ ập vào Christine mặc cho cuộc chiến năm ấy hoàn toàn công bằng. Đến nay, không hiếm để thấy trong các đoạn clip của chị trên Youtube bị những người anti bình luận ném đá.

Nhưng giống như những gì Christine Hà từng chia sẻ trong cuộc thi "Vua Đầu Bếp" năm 2012 với ban giám khảo, việc mù lòa không chỉ chỉ có khuyết điểm mà còn có ưu điểm. Đó là giúp chị tránh nhìn thấy được những thứ tiêu cực mà chị không muốn thấy. Để chị khỏi xao lòng, khỏi chênh chao trên chuyến hành trình của mình. Từ đó, chị tập trung hết sức có thể, không sợ ánh mắt dè bỉu của bất kỳ ai.

Sống qua những bóng tối của dư luận suốt 7 năm nhưng Christine Hà vẫn giữ cho mình tình yêu với ẩm thực. Hãy cùng The Face chúng tôi gặp gỡ người phụ nữ bản lĩnh và giàu nghị lực này để hiểu về con đường chị sẽ đi tiếp đến với giấc mơ ẩm thực của mình ra sao.


Christine, chúc mừng bạn đã đạt được mong ước mở nhà hàng riêng của mình sau hành trình trở thành "Vua đầu bếp Mỹ" từ năm 2012, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bạn?

Cuối cùng tôi cũng cảm thấy được công nhận cho những nỗ lực mà tôi đã chọn để sống với giấc mơ này, lý do tại sao tôi thi đấu trên MasterChef ngay từ đầu.


The Blind Goat còn mang cả ước mơ của biết bao nhiêu người từ câu chuyện thành công đầy cảm hứng của bạn, bạn nghĩ về cách mình sẽ chia sẻ điều đó cho cộng đồng người khiếm thị và cho mọi người như thế nào?

Tôi muốn tạo điều kiện cho người mù được dễ dàng đến với nhà hàng chúng tôi bằng cách thêm vào một vài yếu tố xúc giác để trang trí tại nhà hàng bao gồm chữ nổi trên menu và danh thiếp của chúng tôi. Tôi hy vọng mình sẽ dần thay đổi nhận thức và xóa bỏ kỳ thị về việc bị khuyết tật. Chúng ta cũng là tất cả mọi người, và nên được đối xử với nhân phẩm, ngay cả khi điều đó đòi hỏi một chút thích nghi.


Bạn có từng rơi vào trạng thái lạc lối, đánh mất phương hướng? Hãy kể lại cảm xúc của bạn khi đối diện với những vấn đề cuộc sống lúc đó? Bạn tự học cách vượt qua chúng ra sao?

Nhiều lần. Bất cứ khi nào tôi phải đối mặt với thử thách mới trong cuộc sống, nhiều khi nó làm đảo lộn cuộc sống của tôi. Những lúc ấy, tôi phải suy nghĩ kỹ về lý do tại sao điều này xảy ra với tôi, và làm thế nào tôi có thể biến khó khăn xung quanh thành điều gì đó tích cực.


Hãy kể về những thời gian đầu học cách nấu ăn, theo tôi thì ngay cả người bình thường cũng gặp rất nhiều khó khăn khi vào bếp, chưa kể bạn lại là người khiếm thị?

Điều đó vô cùng khó và căng thẳng. Nhưng chỉ có cách nấu ăn mới giúp tôi nói chuyện với những người thân xung quanh, gia đình và bạn bè tôi. Thông thường, khi bạn ở sâu trong vũng bùn, bạn cần một dấu hiệu đủ lớn để giúp bạn khơi gợi các giác quan khác để giữ cho bạn đi đúng hướng.

Tôi tự học nấu ăn khi còn nhìn thấy nhưng khá vất vả. Sau đó khi tôi mất dần thị lực, tôi cảm nhận từ lúc đó mình bắt đầu trở nên xuất sắc hơn trong nấu ăn. Tôi đã phải quyết tâm để học cách làm khác đi, học cách điều chỉnh nhà bếp của tôi và cách tôi nấu ăn để tôi có thể đạt được kết quả cuối cùng mà không cần dùng đến đôi mắt.


Nói về khả năng bạn cảm nhận món ăn qua các giác quan, điều đó có cần rèn luyện không? Làm thế nào để phát huy mọi giác quan để chế biến nên những món ăn ngon và cầu kỳ như tiêu chuẩn của Vua đầu bếp Mỹ?

Thành thật mà nói, tôi sẽ cảm nhận hương vị tốt hơn nếu tôi vẫn còn nhìn thấy. Lấy đi một giác quan buộc bạn phải dựa vào và chú ý hơn đến các giác quan còn lại. Bạn trở nên đồng điệu hơn với chúng. Vâng, nó cần rèn luyện. Đối với tôi, nó đã được rèn luyện bắt buộc.

Làm thế nào để những món ăn gia đình lại có thể đưa vào thực đơn nhà hàng?

Đó là một sự khác biệt lớn để từ một đầu bếp gia đình trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp hoặc nhà hàng. Bây giờ tôi biết rằng mình không chỉ nấu ăn cho bạn bè và gia đình ở nhà, mà tôi còn đào tạo nhân viên để nấu các công thức nấu ăn của mình để phục vụ hàng trăm, nếu không phải hàng ngàn người mỗi tuần.


Và thực đơn tại The Blind Goat có gì đặc biệt mà bạn muốn giới thiệu đến thực khách?

Nhiều người đã thưởng thức món cà ri dê của chúng tôi, thịt bò Carpaccio (bo tai chanh) và bánh táo (tương tự như những gì tôi đã làm trên MasterChef U.S. mùa 3 ngoại trừ tôi đặt một phiên bản tiếng Việt cho phiên bản này). Mỗi món ăn của tôi đều có chút biến tấu theo hương vị riêng của tôi và cũng mang một câu chuyện về tôi trong đó. Mọi người thích câu chuyện của tôi và hành trình của tôi, vì vậy tôi có thể trình bày và phục vụ các món ăn homestyle cho thực khách. Họ yêu nó. Nhiều sinh viên Việt Nam học tập tại Mỹ đã đến The Blind Goat và sau khi ăn, nói với tôi rằng họ đánh giá cao những món ăn đó bởi chúng khiến họ nhớ về hương vị quê hương.


Bí quyết nấu ăn ngon của bạn là gì?

Mở mang tâm trí. Du lịch và nếm thử mọi thứ. Luôn tò mò, đói.


Bạn hãy kể về giấc mơ của mình lúc nhỏ, trước khi biết nấu ăn?

Tôi chỉ muốn được hạnh phúc và để bố mẹ tôi được hạnh phúc. Khi tôi còn là một thiếu niên, tôi muốn trở thành một luật sư. Sau đó, tôi có theo đuổi một dự án kinh doanh. Sau khi tôi mất thị lực, tôi đã có bằng thạc sĩ về sáng tác văn học.


Bạn từng nói mình là một bằng chứng sống của việc biến ước mơ trở thành sự thật, bất chấp khó khăn, hãy nói thêm về tầm quan trọng của việc phải hiện thực hóa ước mơ của mình theo quan điểm riêng của bạn?

Đôi khi, bạn phải suy nghĩ bên ngoài hộp. Có lẽ mục tiêu bạn chọn chưa chắc là mục tiêu phù hợp với bạn. Hãy nghĩ về bức tranh lớn hơn. Tôi muốn làm cho người khác hạnh phúc. Thực phẩm và những câu chuyện là cách của tôi để thực hiện điều này.

Latest Magazine

Giám đốc phát triển toàn cầu của Haravan - Tony Hà: “Nếu muốn thăng tiến nhanh cần cất ngay điều khiển TV vào tủ, tắt màn hình điện thoại, và cầm một cuốn sách vĩ đại lên đọc”

Khởi nghiệp | The Business Issue

Empowerment #EP.2
Giám đốc phát triển toàn cầu của Haravan - Tony Hà: “Nếu muốn thăng tiến nhanh cần cất ngay điều khiển TV vào tủ, tắt màn hình điện thoại, và cầm một cuốn sách vĩ đại lên đọc”

Chinh phục nhiều cột mốc mới trong sự nghiệp nhưng khi đại dịch đến, giám đốc phát triển toàn cầu của Haravan dường như sụp đổ vì mọi thứ không còn diễn ra theo dự tính và kế hoạch nữa. Nhưng anh chọn suy nghĩ tích cực hơn, thay đổi cách làm mới để phù hợp hơn với hoàn cảnh. Nhờ đó mà anh vẫn duy trì được dự định ban đầu cho doanh nghiệp qua các giải pháp tiếp tục xử lý công việc từ xa một cách khoa học và hiệu quả đáng kinh ngạc.

Đoàn Kiều My: ‘Sự dũng cảm, không ngần ngại vượt qua vùng an toàn của bản thân là cách thông minh nhất để đạt được thành công’

Quyền lực mềm | The Technology Issue

Inspiring Challenges #EP.8
Đoàn Kiều My: ‘Sự dũng cảm, không ngần ngại vượt qua vùng an toàn của bản thân là cách thông minh nhất để đạt được thành công’

“Đến một ngày, chúng ta sẽ nhận thấy định nghĩa về bản thân không còn đúng và đủ. Tôi hoàn toàn sống “vô thần” tới năm 28 tuổi, sau đó gặp “Mid life crisis” (khủng hoảng tuổi trung niên). Có vẻ như mọi việc diễn ra khá sớm, nhưng nó khiến tôi phải lần tìm ý nghĩa cuộc đời của mình”, và như thế, đại diện duy nhất của Việt Nam lọt vào “Danh sách 10 Nữ Lãnh Đạo Có Tầm Ảnh Hưởng Nhất Trong Lĩnh Vực Công Nghệ Năm 2020” của tờ Analytics Insight , Đoàn Kiều My bắt đầu vượt ra khỏi giới hạn của bản thân, tìm kiếm những điều mới mẻ hơn.

Ngô Trần Hải An: “Mỗi người cần phải thử tất cả những gì mà mình thích vì khi còn trẻ chúng ta có rất nhiều cơ hội để sửa sai.”

Ăn&Chơi | The Impact Issue

Inspiring Challenges #EP.9
Ngô Trần Hải An: “Mỗi người cần phải thử tất cả những gì mà mình thích vì khi còn trẻ chúng ta có rất nhiều cơ hội để sửa sai.”

Sở hữu một “gia tài” đồ sộ với hành trình khám phá hơn 40 quốc gia, gặp mặt tổng thống Nga, Mỹ, Canada, Đức giáo hoàng… và nhiều người nổi tiếng trên thế giới, travel blogger 'Quỷ Cốc Tử' cho rằng anh vẫn đang trong hành trình không ngừng chiến đấu với chính mình và không ngại 'thử' những điều vượt sức để luôn làm mới mình mỗi ngày.

Ths. Lương Ngọc Tiên: “Tôi biết ơn vì đã dám thử thách bản thân”

Quyền lực mềm | The Impact Issue

Inspiring Challenges #EP.5
Ths. Lương Ngọc Tiên: “Tôi biết ơn vì đã dám thử thách bản thân”

Giảng viên danh tiếng về cách thức phát huy trí tuệ cảm xúc, tỉnh thức, lãnh đạo bản thân và lãnh đạo thân tâm trí - Ths. Lương Ngọc Tiên cho rằng cuộc đời không phải là bản kế hoạch cố định, nó cần rất nhiều sự chuẩn bị, sẵn sàng từ bên trong, giúp mình đi vào cuộc sống với thái độ và năng lực toàn diện. Nhưng dù mình làm gì thì đó cũng phải là con người của mình, với những giá trị mà mình xác định sẽ sống với cuộc đời như thế.

Phạm Thị Diệu Anh: “Người đi dây” hão huyền, kiên định với mục tiêu, nhưng sẵn lòng thay đổi

Khởi nghiệp | The Business Issue

Inspiring Challenges #EP.4
Phạm Thị Diệu Anh: “Người đi dây” hão huyền, kiên định với mục tiêu, nhưng sẵn lòng thay đổi

Phạm Thị Diệu Anh, Managing Director của AIM Academy, với gần 15 năm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia tầm vóc, nhưng đã chọn bắt đầu con đường khởi nghiệp đầy thử thách. "Có những lúc mình nghi ngờ bản thân là kẻ thất bại, kém cỏi năng lực. Rằng liệu con đường mình chọn đã sai, có nên từ bỏ và làm điều khác hoặc đi làm thuê trở lại?" là những dấu hỏi người phụ nữ này từng đặt ra cho mình suốt 5 năm qua. Và kết quả đã như thế nào?

Huỳnh Công Thắng: đi tìm giá trị khởi nghiệp cho giới trẻ

Khởi nghiệp | The Business Issue

Inspiring Challenges #EP.2
Huỳnh Công Thắng: đi tìm giá trị khởi nghiệp cho giới trẻ

Dậy sớm và tập thể dục là những thói quen cần có để rèn giũa bản thân nếu muốn thành công, Thắng Huỳnh, mentor (cố vấn) kỳ cựu trong giới khởi nghiệp, nhà sáng lập cộng đồng khởi nghiệp Lead The Change, chia sẻ bí quyết của mình như vậy. Ngay cả khi đã ở vị trí một lãnh đạo, anh vẫn giữ cho mình những thói quen này và tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ.

Trương Thế Vinh - ‘Voi biển’ đa tài và kiên nhẫn

Ăn&Chơi | The Entertainment Issue

Inspiring Stories #EP.31
Trương Thế Vinh - ‘Voi biển’ đa tài và kiên nhẫn

Việc Trương Thế Vinh công khai chính thức về việc ra mắt ban nhạc “Voi Biển” và đánh dấu cho sự trở lại bằng cột mốc tung MV Happy đầu tiên vào ngày 23/9, đang thu hút sự chú ý của cư dân mạng, đặc biệt là khán giả mến mộ chàng ‘Voi biển’ đa tài, đáng yêu, luôn truyền nguồn năng lượng vui vẻ, hứng khởi trong các vai trò gần đây mà anh tham gia.

Nguyễn Phi Vân: Sống không mục tiêu giống đi đường mà không biết đích đến

Quyền lực mềm | The Impact Issue

Inspiring Challenges #EP.1
Nguyễn Phi Vân: Sống không mục tiêu giống đi đường mà không biết đích đến

Nữ tác giả quyển sách cộng tác giữa người và AI đầu tiên tại Việt Nam "NYM - Tôi của tương lai", Nguyễn Phi Vân, nói về thành tựu đạt được trong 5 năm qua nhờ vào việc đặt mục tiêu và bám sát theo mục tiêu đó với quyết tâm lớn và không từ bỏ cho dù phải đánh đổi, phải trả giá, phải đương đầu với thử thách lớn đến như thế nào... thay vì suốt ngày than vãn, đổ thừa lý do hay bấu víu vào những bí quyết thành công từ người khác.

Nguyễn Minh Cường - Người đưa âm nhạc trở về đúng giá trị cảm xúc

Ăn&Chơi | The Entertainment Issue

Inspiring Stories #EP.23
Nguyễn Minh Cường - Người đưa âm nhạc trở về đúng giá trị cảm xúc

Không có nhiều những bản demo viết sẵn, không có những ca khúc có thể gửi cho ca sĩ bất kỳ. Nguyễn Minh Cường viết nhạc theo giọng hát của ca sĩ, tìm lấy những giọng ca “cảm” với màu nhạc của mình để sáng tác dành riêng. Và đó cũng là con đường đưa tên tuổi anh gắn liền với hàng loạt ca khúc hit trong làng nhạc Việt hiện nay.

Cơ duyên với phụ nữ Việt của đồng tác giả “Ba Trieu’s 21st Century Daughters”

Quyền lực mềm | The Impact Issue

Women of Impact #EP.1
Cơ duyên với phụ nữ Việt của đồng tác giả “Ba Trieu’s 21st Century Daughters”

Phu nhân cựu Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, bà Irene Ohler đã bất ngờ trước tinh thần năng động mạnh mẽ và tư duy bất cứ điều gì cũng có thể người Việt Nam, nhất là phụ nữ Việt. Bà ví như mình đã phát hiện ra kho báu quý để rồi bắt đầu hành trình mang các câu chuyện Việt kể cho thế giới trong hơn 4 năm qua.

Chuyện khởi nghiệp của Phan Thị Bích Tâm

Khởi nghiệp | The Business Issue

Inspiring Stories #EP.13
Chuyện khởi nghiệp của Phan Thị Bích Tâm

Phan Thị Bích Tâm chọn khởi nghiệp khi đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Nữ giám đốc quốc gia của MMA Global tại Việt Nam "sắm vai" một nhân viên tư vấn bán hàng chuyên nghiệp tại trung tâm thương mại Takashimaya kể từ khi thương hiệu trang sức Kya Jewel do cô sáng lập chính thức khai trương cửa hàng mới tại đây.

Hitomi Yokoyama - “Người Mẹ Đỡ Đầu” ít ai biết đến của làng thời trang đường phố Nhật Bản

Magazine | The Community Issue

TheFace's Legend
Hitomi Yokoyama - “Người Mẹ Đỡ Đầu” ít ai biết đến của làng thời trang đường phố Nhật Bản

Nữ thiết kế đằng sau dòng Air Max 90 màu xám huyền thoại của Nike ngày nào dường như bị quên lãng nay cũng được giới trẻ Nhật Bản tôn vinh là 'người mẹ đỡ đầu' của thời trang đường phố Nhật Bản bởi những cống hiến của bà không chỉ nằm trong những mẫu thiết kế ấn tượng mà còn là những câu chuyện liên quan đến con người.