Tác giả Gia đình Ngộ: “Ý tưởng là định hướng, Trending là gia vị” của truyện tranh thời số

Thực hiện:Nguồn từ Brands Vietnam | 2020-08-05
HỢP TÁC CÙNG

Trên mạng xã hội, truyện tranh cũng là một nội dung cần phải đổi mới và sáng tạo hàng ngày. Do đó, ý tưởng mới lạ sẽ là lợi thế khác biệt. Tuy nhiên, để đi con đường này lâu dài, người làm cần phải có kỹ năng của một hoạ sĩ truyện tranh, cộng với tư duy của một "social content creator".

Đó là chia sẻ của anh Nguyễn Tiến Đạt, tác giả của Gia đình Ngộ – trang truyện tranh trên Facebook với hơn 420.000 lượt thích. Sau 6 năm hoạt động, Gia đình Ngộ trở thành kênh nội dung được nhiều người yêu thích, đa phần là giới trẻ vì sự hài hước, đáng yêu và rất "trendy", đồng thời còn là đối tác truyền thông của các nhãn hàng lớn tại Việt Nam hiện nay.

Trong số #4 của Hồ sơ Influencer, Brands Vietnam có cơ hội trò chuyện với anh Tiến Đạt về quá trình sáng tạo nội dung và cách làm việc với nhãn hàng.

May mắn khi đam mê cũng chính là sở trường

* Anh lấy cảm hứng sáng tác Gia đình Ngộ từ đâu?

Mình tạo ra Gia đình Ngộ từ năm 2014, vì đam mê truyện tranh và yêu thích vẽ từ nhỏ. Nội dung bộ truyện được lấy cảm hứng từ những câu chuyện và con người xung quanh cuộc sống của mình. Đó là lý do bộ truyện này có tên là "Ngộ", bởi "ngộ" vừa mang nghĩa "vui, ngộ nghĩnh", vừa có nghĩa là "tôi" trong tiếng Hoa.

Về mặt kỹ thuật, mình sử dụng nét vẽ của truyện tranh Nhật Bản (manga), với cách phân vai, dẫn truyện của truyện tranh Châu Âu (comic) để hình thành nên phong cách riêng cho bộ truyện.

Mục tiêu của bộ truyện này là tạo ra nhiều câu chuyện vui vẻ, mang tính giải trí cho cộng đồng. Đa số người theo dõi của kênh là giới trẻ, từ 16 tuổi trở lên. Họ là những bạn yêu thích truyện tranh, hay đơn thuần chỉ theo dõi kênh để giải trí.

Hướng đi ban đầu của Gia đình Ngộ là xuất bản truyện tranh. Tuy nhiên, khi làm việc với nhà xuất bản và ra mắt được 3 số, nhận thấy định hướng của hai bên có nhiều khác biệt, nên mình dừng hợp tác. Từ đó về sau, các mẩu truyện của Gia đình Ngộ được chia sẻ với cộng đồng trên nền tảng Facebook.

Về bản chất, Gia đình Ngộ là kênh xuất bản nội dung trên mạng xã hội (Social Publisher), xếp vào loại hình nhân vật tưởng tượng (Fictional Character), và là kênh truyền thông lan toả (Earned Media) trong các chiến dịch marketing.

Hiện nay, xu hướng lan toả nội dung sử dụng hình ảnh hoạt hoạ (illustration), tranh vẽ trên mạng xã hội được nhiều người dùng đón nhận. Một số nhãn hàng thấy được tiềm năng lan toả trong các chiến dịch truyền thông, nên Gia đình Ngộ có cơ hội tiếp cận nhiều đối tượng hơn.

* Định hướng nội dung cho Gia đình Ngộ là gì?

Hướng đi nội dung của Gia đình Ngộ không phải là truyện tranh dài kỳ, mà là các mẩu truyện ngắn, đặc biệt không giới hạn số lượng nhân vật.

Định hướng này giúp mình tự do và linh hoạt trong việc sáng tạo ý tưởng, dễ tiếp cận độc giả hơn. Vì mình thấy rằng, nếu theo dõi một bộ truyện chỉ với vài nhân vật cố định trong thời gian dài, độc giả sẽ dễ chán, vì họ có thể đoán trước được nội dung cũng như diễn biến câu chuyện.

Do đó, Gia đình Ngộ cần sự khác biệt.

Mỗi câu chuyện là một hành trình của một vài nhân vật tiêu biểu, thường xuyên xuất hiện của Gia đình Ngộ như Mỡ Mỡ, Bạch Cốt Teen, Inu…, cộng thêm sự tham gia của các "khách mời" đình đám đến từ nhiều câu chuyện khác như Thanos, Doraemon, Thuỷ thủ Mặt trăng…

Mục đích của các nhân vật khách mời là để tạo dấu ấn, tăng thêm tính "khó đoán" và bắt "trend" cho câu chuyện, đồng thời tạo tâm lý mong chờ, tò mò cho độc giả. Điển hình vào thời điểm phim Spider-Man: Far From Home ra mắt, mình sẽ thêm vào nhân vật Spider-Man vào để câu chuyện của Gia đình Ngộ thêm phần hài hước và hợp thời.

* Làm sao để liên kết nội dung câu chuyện khi có quá nhiều nhân vật "khách mời"?

Việc liên kết nhân vật không khó, điều quan trọng là phải có ý tưởng thực sự sáng tạo, khác lạ, đôi khi "vô lý" nhưng vẫn vui nhộn. Thử thách đặt ra là làm sao để có thể khắc hoạ rõ nét tính cách của mỗi nhân vật.

Sau khi có ý tưởng về nhân vật "khách mời", mình sẽ tiến hành phân vai cho từng nhân vật, đưa vào bối cảnh cụ thể dựa trên ý tưởng câu truyện được xây dựng từ đầu.

Ví dụ như trong câu chuyện này, ý tưởng đến từ việc kết hôn trước 30 tuổi gây xôn xao cộng đồng. Trong đó, nhân vật chính là Inu và Bạch Cốt Teen đóng vai dẫn truyện, hai khách mời là Pucca và Garu minh hoạ cho việc nữ giới "chạy deadline cưới đúng thời điểm". Tuy không cần hội thoại, nhưng hai nhân vật khách mời lại hỗ trợ làm rõ ý tưởng cho câu chuyện bắt trend này.

Một số artwork của Nguyễn Tiến Đạt

"100 ý tưởng sáng tạo cho 1 brief"

* Sau bao lâu thì Gia đình Ngộ bắt đầu có tầm ảnh hưởng và được nhiều nhãn hàng liên hệ?

Đầu năm 2015, Gia đình Ngộ nhận được những lời mời hợp tác đầu tiên, nhưng mình từ chối vì muốn trau dồi khả năng và kinh nghiệm sáng tạo. Cho đến khi fanpage cán mốc 10.000 lượt theo dõi (cuối năm 2015), kênh mới tự tin hợp tác thương mại.

Mình vẫn nhớ, nhãn hàng đầu tiên hợp tác với Gia đình Ngộ là Fami, với brief sử dụng nhân vật của Gia đình Ngộ để định nghĩa "Nhà là nơi". Đây là chiến dịch truyền thông trên "mặt trận" digital của Fami, giúp gắn kết thương hiệu với người tiêu dùng, hướng đến đối tượng mục tiêu chính là Thế hệ Millennials. Lần đầu tiên hợp tác thương mại nên không tránh khỏi lúng túng trong quá trình làm việc, nhưng vì nhãn hàng thấu hiểu và hỗ trợ nhiều nên cuối cùng mọi việc vẫn diễn ra suôn sẻ.

Kể từ đó, Gia đình Ngộ xuất hiện nhiều hơn trong các chiến dịch marketing và truyền thông của nhãn hàng. Từ năm 2019 đến nay, những đối tác quen thuộc của Gia đình Ngộ là Shopee, Viettel Store, Pharmacity, Watson, Grab…

* Anh dành bao nhiêu thời gian để sáng tạo nội dung cho nhãn hàng?

Thời gian sản xuất nội dung cho nhãn hàng khoảng 3 ngày. Trong đó, giai đoạn lên ý tưởng chiếm nhiều thời gian và công sức nhất, từ 1-2 ngày, thời gian phác thảo và lên màu chỉ mất 2-3 tiếng.

Đặc trưng của việc sản xuất nội dung thương mại là phải tạo ra được một câu chuyện thoả mãn nhu cầu giải trí của độc giả, nhưng vẫn truyền tải thông điệp của nhãn hàng một cách duyên dáng và tinh tế.

Có những nhãn hàng hợp tác với mình đa phần vào dịp khuyến mãi, thường thông điệp truyền thông của họ sẽ gần giống nhau. Để nội dung câu chuyện không bị trùng lặp nhưng vẫn truyền tải đúng thông điệp, mình phải sáng tạo ra nhiều câu chuyện khác nhau, thậm chí việc đưa ra "100 ý tưởng sáng tạo cho 1 brief" là điều hết sức bình thường. Tuy khó, nhưng đây lại là cơ hội giúp mình thách thức bản thân mỗi ngày.

* Anh cân bằng nội dung sáng tạo và thương mại như thế nào trên fanpage Gia Đình Ngộ?

Tần suất nội dung trên kênh là 1 post/ngày. Nếu có nội dung thương mại, mình sẽ tăng lên 2 post/ngày để cân bằng nội dung.

Đặc biệt, không có sự khác biệt giữa nội dung thông thường và nội dung thương mại trên kênh. Vì với mỗi nội dung, mình đều nghiêm túc đầu tư ý tưởng và công sức để phục vụ độc giả. May mắn là đôi khi nội dung có yếu tố tài trợ còn nhận được nhiều tương tác hơn.

* Vậy khi làm việc với nhãn hàng, anh cảm thấy hài lòng và chưa hài lòng ở điều gì?

Nhìn chung, mình thấy hài lòng khi làm việc trực tiếp với nhãn hàng. Thường họ sẽ nhận xét và duyệt nội dung nhanh, nếu có thay đổi, quá trình chỉnh sửa cũng không mất quá nhiều thời gian. Điều mình thích là phần lớn các nhãn hàng đều cho mình thời gian và không gian sáng tạo, không quá áp đặt KPI hay deadline.

Tuy nhiên, cũng có một số ít nhãn hàng áp đặt ý tưởng và chưa thật sự hiểu tính cách nhân vật của Gia đình Ngộ. Cụ thể trong một dự án gần đây, nhãn hàng yêu cầu Gia đình Ngộ hỗ trợ truyền thông cho một chiến dịch truyền thông ra mắt sản phẩm, nhưng lại brief quá ngắn gọn và không gửi đầy đủ chất liệu hỗ trợ. Khi sản phẩm ra mắt, mình phát hiện sai sót, nên liên hệ với nhãn hàng ngay để đề xuất một ý tưởng mới phù hợp hơn với thông điệp truyền thông của họ và đặc điểm của Gia đình Ngộ. Kết quả là nhãn hàng đồng ý với mình và triển khai ngay bài đăng mới.

Sau lần đó, để tránh các tình huống khó xử trong công việc, khi nhận được lời mời hợp tác của nhãn hàng, mình sẽ hỏi rõ brief về mục tiêu chiến dịch, thông điệp truyền thông, hình ảnh thương hiệu... Nếu phù hợp, hai bên mới đi đến hợp tác. Quy trình làm việc này giúp mình chủ động khi làm việc với nhiều nhãn hàng cùng lúc, tránh tình trạng quá tải nội dung thương mại trên kênh, và tạo ra nội dung đúng định hướng hơn.

* Dự định của anh để phát triển Gia đình Ngộ trong tương lai?

Về mặt hình thức, mình sẽ cải thiện nét vẽ cho các nhân vật, và áp dụng nhiều kĩ thuật điện ảnh mới vào Gia đình Ngộ.

Về nội dung, mình muốn thử nghiệm một số cách phân vai, dẫn truyện mới để tạo ra thêm nhiều câu chuyện độc đáo, giải trí tích cực. Và để làm được điều này, việc nắm bắt insight và sở thích của độc giả là rất quan trọng.

Song song đó, mình cũng có định hướng tìm hiểu thêm về mảng điện ảnh để làm cho các câu chuyện trở nên thu hút hơn, và muốn làm phim hoạt hình trong tương lai xa.

Mới đây, Studio Ghibli – fanpage chính thức của hãng phim hoạt hình nổi tiếng Nhật Bản cùng tên đã chia sẻ lại một tác phẩm của Gia đình Ngộ

* Theo anh, khác biệt của truyện tranh trên mạng xã hội so với truyện tranh giấy là gì?

Khác biệt đầu tiên là quá trình độc giả phản hồi với truyện tranh trên mạng xã hội diễn ra rất nhanh chóng vì đây là hình thức nội dung dễ đọc, dễ tương tác, dễ chia sẻ với bạn bè và không tốn công bảo quản. Thứ hai, tác giả tự do trong khâu sáng tạo hơn vì có thể sử dụng ngôn ngữ thoải mái, phù hợp với giới trẻ, hợp thời đại. Thứ ba, vì nội dung không cần trải qua khâu kiểm duyệt, nên tác giả không phải chờ quá lâu để xuất bản và phân phối, rút ngắn thời gian tiếp cận độc giả.

Tuy nhiên, sự bùng nổ và tràn lan của các nội dung "câu like" sẽ khiến cộng đồng có cái nhìn không thiện cảm về truyện tranh trên mạng xã hội, thậm chí coi hình thức này chỉ là "vẽ chơi", không thực sự nghiêm túc.

* Anh có thể chia sẻ một vài lời khuyên của anh cho các bạn có ý định theo đuổi công việc này?

Mình nghĩ nếu muốn làm công việc này, người làm nên đầu tư nghiêm túc về mặt hình ảnh lẫn nội dung, có định hướng sáng tạo rõ nét, xây dựng nhân vật có tính cách đặc trưng để tránh đi vào lối mòn.

Bên cạnh đó, vì đây là tạo nội dung trên mạng xã hội, nên người làm cần nhanh nhạy "bắt trend" để kênh luôn mới mẻ và hợp thời. Tuy nhiên, nội dung cũng cần đáp ứng những tiêu chuẩn về sự văn minh, duyên dáng, phù hợp với văn hoá Việt.

Cuối cùng, người làm nghề cần phải thấu hiểu đối tượng mục tiêu, đặt mình vào vị trí độc giả để sáng tạo các nội dung đáp ứng nhu cầu giải trí của họ.

* Cảm ơn Anh về những chia sẻ trên!

Nguồn: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/24834-Ho-so-Influencer-4-Tac-gia-Gia-dinh-Ngo-Y-tuong-la-dinh-huong-Trending-la-gia-vi-cua-truyen-tranh-thoi-so


Dare to change

Thực hiện:Lam Vy | 2020-05-11

She is the co-founder of the Business Startup Support Centre (BSSC), successfully directing many programmes in assisting start-ups in HCMC and developing those activities on a national scale. Lately, Hoang Phi Ly Truong has decided to leave the position of Director of BSSC and entered larger enterprises with the desire to dedicate to creating a version of Silicon Valley in Vietnam. Let's find out how she become the game-changer?

Hoang Phi Truong Ly is the person who does not always have time to chit chat or go out for coffee but will go straight to business. She took advantage of the Lunar New Year holidays to come to the shooting with The Face Magazine and had a quick interview with a community influencer's professional style. As usual, Hoang Phi is full of energy but also cautious when it comes to her new projects. That is one of her disciplines in the work environment, especially with such crucial plans. Howbeit, Hoang Phi was willingly open when she mentioned BSSC, her brainchild with impressive reputations in 8 years. Talking to her, we couldn't help but observe her bravery and a modern mindset that dares to pioneer, turn ideas into actions, overcome self-doubting, and not be afraid to stand up from failures to create the comprehensive and specialized model in support start-up as it is today.

All strategies from finance, business, human resources, legality, facilities, etc. to hunting, selecting, evaluating start-ups' potential, training, consultation, promotion, etc. are merged in the BSSC system to provide entrepreneurs with the assistance that they need.

Today, BSSC has formed a community of more than 20,000 members who unstoppably research and share their positive contribution to the entrepreneurial ecosystem in Vietnam. BSSC demonstrates its creativity and dynamism via many influential activities for the start-up community. The Startup Wheel competition and the investment exchange of BSSC have attracted more than 5,000 companies and start-ups of every sector on a national scale, thereby discovering 500 promising entrepreneurs and companies in Vietnam and more than 30 start-ups in the regional and international areas. BSSC has also connected, introduced more than 200 foreign and domestic investment funds and investors; around 1,000 businesses and business partners who are willing to participate in supportive activities for start-ups and attracted more than 300 billion VNĐ from many supportive funds for start-ups. BSSC also indicates its significant role as one of the top and most efficient organizations in assisting entrepreneurs in Vietnam.

It is not too hard to recognize Hoang Phi's breakthrough suggestions for the start-up community in Vietnam at many policy dialogues. Hoang Phi, together with BSSC, went through the journey with the mission of earning the trust of the entrepreneurial community and contributed to bringing the value of entrepreneurship into its deserved position in the economy. And that is the story behind her pride that you can always see on her smile whenever she makes an appearance.

Hello Hoang Phi Truong Ly, you have created value chains for the start-up community and build the reputation of BSSC via many activities in the previous period. How do those results mean to you?

I have always wanted to dedicate my competences to make an endeavour that brings meaningful, valuable, positive and long-term influences for the community. Fortunately, BSSC has allowed me to work and live with my desire from all this time.

Personally, BSSC provided me with too many experiences, lessons as well as feelings that are not easy to find. Because of BSSC, I saved for myself three types of "assets": positive mindsets, vigorous actions and the mentors around me. I think, in business, when you choose a job that brings beneficial impacts on the community, the rewards could not be counted by the value of money, they are measured by the harmonious relationships and the bonds between friends and colleagues having the same vision. My mentors are the businessmen and women, start-ups, investors, consultants, strategists, and also my colleagues. I like to call them my mentors because they always saved their time and their genuineness for me; they also inspire my enthusiasm to follow the journey that I choose.

All of those unique relationships has motivated me to continue with the determination and hope to climb other mountains and contribute more to the start-up community in Vietnam.

You are almost at the peak of your career with BSSC, why do you want to change?

I think of it differently because, for me, no one can define what "at the peak of a career" is, especially with the systems like BSSC. I have done it simply because of my love for BSSC and the passion that I want to follow.

First of all let's talk about my love for BSSC. Even though BSSC has created such enormous and positive impacts, BSSC has a particular model, not only in the structure, operational method but in the connection to available resources as well. And it is undeniable that I had many advantages of working for BSSC too. However, it is the time for BSSC to change and get the opportunity to have a makeover, what if it is better. I want to emphasize the value of the word "opportunity". We could not keep holding onto our rewards and think that only we can make the best out of it. For an excellent founder, leader or business manager, they set up a foundation for the business to reserve the core value and operate well even without them.

From my perspective, in the same professions or sectors, we have many different positions and respects and ways to contribute. Eventually, I still want to experience, discover and uncover more of my potential. Moreover, I would like to broaden my knowledge and have the chances to learn from other viewpoints to continue dedicating and boosting the start-up and innovation economy in Vietnam.

Stepping into a new working environment, or we could say, a brand fresh start, does this change make you nervous?

This change has brought me many bizarre feelings such as senses of worry and eagerness, but on top of those, it is the positive energy to refresh my mindset and working style. Forgetting the glory of the previous days, I am now ready to be a learner and start from scratch. Everyone is scared of changes, the same for me. But I think everything happens for a reason. The decisions for changes come along with a whole process of thinking, considering the pros and cons of them. Knowing what you want is a vital element to accept stepping into "the game".

When everything changes, do you have any preparation for future goals?

Psychosphere. That is the first thing I prepare. It sounds simple, but it is not only like that. "Ups" and "downs" are the rules of every rule and also the initial feelings when we begin something. Thus, I understand that preparing a stable psychosphere helps me to get along with and easily open for the contexts that I have not anticipated. What also important is the willing-to-learn attitude and adaption in new environments. Every change needs flexibility, positivity and patience. And for sure, it is only the beginning; obviously, I need more time and support from my mentors, my colleagues, my family and I guess, it may need a bit of luck too (laughing).

In the past few years, the term "start-up" has been mentioned usually but to understand precisely this concept as a person who experienced in this environment for many years, how would you like to conceptualize this term?

The whole world is talking about start-up, so for sure, even though every economy has its different features or development rates, the abstract and real values that start-ups contribute to the global economy are irrefutable. Solely the term "start-up" is already intrinsically meaningful, and I want to use the image of start-up as a virus of innovation and creativity. Why the virus? Because apart from its newness, creativity in the products, services, useful and unique experiences for customers, etc., the business operation methods, as well as the technology, have been extended to the level that could quickly spread out, break the old rules and orders and go beyond the limitation of space and time.

From the perspective of a person who spent many years with the entrepreneurial ecosystem in Vietnam, I think this is an inevitable megatrend that requires to be taken into consideration and to invested adequately in terms of both policy implementation and start-up individuals in the entrepreneurial economy. There is nothing short-term and lacking initial resources. Behind a successful start-up are many people, the environment and thinking mindset and of course, the pioneering force that dares to think and work differently and dare to take risks.

You have always been known as a person who set up new goals and non-stop challenge yourself, where does that characteristic originate from?

I think, first of all, it is my personality and the environment that have a chemical reaction and creates a chemical compound making my features, apart from the impact of my fear of letting people down.

When I was young, because of my family context, I had to go to school at an earlier age than everyone else. My classmates were all older than me. Although I was just a kid, I was terrified of having the lowest rank in the class; I wanted to have excellent academic results and become the monitor. It might sound ridiculous, but those were very first challenges of my life, right? And I did it, achieving all of my little goals.

Going to high school and higher education, I entered distinct races. In high school, I studied at a gifted school. From a student living a rural area transferred to a prestigious school of the province, I had to move out from my family, started an independent life and had more chances to observe the world around me. All of my minds then was all about that my family had spent everything for me, their effort and trust always motivate me to establish the goals that force me to be on different journeys including the ones I was good at and the ones I was not. Every time I achieved a goal, I put myself again in another more challenging goal, and just like that, I am now getting used to better myself every day.

I myself always think that I have an ordinary initial point, thus, if I don't try to "swim ahead" I will sink. That feeling urges me to go forward, aim for my targets and reach them. The values that I target are the experiences and the senses of daily self-improvement. More importantly, after an occasion of goal-attainment, I can look back at my starting point and realize that I have made this far with my journey.

Hoang Phi Truong Ly in the role of head organizing committee as well as the judge in the Startup Wheel Competition 2013-2018; head of organizing committee of many events in Vietnam Young Leader Forum 2014-2018; head of organizing committee of Startup Exchange 2013-2019; etc.

Can you tell us more about the first days you stepped into the business after graduating from school and do not have any experience in working? Also, how do the first networks affect the formation and development as well as motivate and inspire you, as a young person, to go all out for your ideas?

My first study program is not related to business, and I did not think that the business environment fits me until I went into the senior year of my study. It was the moment I realized that my personalities do not match any the roads and significant I had followed previously. Graduating as a valedictorian, I turned to apply for positions in the places of business. Also, I enrolled on a postgraduate degree in Business Administration and continued pursuing my career in the industry.

After working for a while, I found that I am not really suitable for works that are repeated, painless and not required creativity. I was expecting for a job with new things for me to learn every single day. But, I do understand that not everyone can get their dream jobs and it is perfect as they think. That fact changed my thoughts and pushed me to look on the bright side: new things do not only come from the work itself, but they are in our attitudes as well. That realization is the turning point in my mindset that brought me a lot of learning opportunities.

I want to tell more about my former leader, a director of a place I used to work for, up to now, I still see him as an uncle, a father. He is the first person that taught me the practice of management. I always remember the first task I was assigned was reading the materials, and taking relevant notes, searching for more useful and relatable information to help him make the fastest decision for every decision document. Every time I read, I would put myself in his shoes and considered how I would deal with a problem. I also practised to write down my suggestions for some issues, and when I received his different results from my thoughts, I would ask for the reasons, and he was always willing to explain in details every evidence for his decisions. For me, those explanations are the valuable management lessons that brought me closer to the experiences that a business manager needs. I think that was the first breakthrough in my mindset. It gave me the motivation to step out of my comfort zone and come to BSSC when I met my second mentor.

Honestly, from the time I was young until now, there were many times I missed a chance and wished I had had more beneficial and sufficient resources to go beyond my goals or at least reach my goals with much faster rates. Nonetheless, looking back on my journey, I recognized how lucky I was. You know, we cannot have everything in life, and when we miss something in our life, we have the motivation and form our habits to overcome our limitations. "When a learner is ready, the mentor will appear". I have too many challenges, but in return, I get genuine support from all the people that I met. I have so many mentors with various lessons to learn, observe and target for the more and more challenging goals. And all of that has shaped a today version of "Hoang Phi Truong Ly".


The Northwest magnificence through the lens of Tan “Hoa Ban Food”

Thực hiện:Thu Lam | 2020-05-12

A big part of the Northwest region is magnificent not only because of its majesty and mysteriousness but also because via the lens of Pham Tan, the owner of gold-play-button-certified Youtube channel Hoa Ban Food with 2,5 million subscribers, the life of locals living in Northwest has been displayed with the liveliness and realness of such challenging but intense survivals of humans towards the harsh natural condition of this place.

Why are so many people paying their special attention to the Hoa Ban Food Channel? Scrolling down from the channel, we can see there are more than 500 highly interacted videos introducing many aspects of the Northwest area: the Northwest produce, documentaries about the culture and ordinary daily life of the ethnic minority living by Da river or footages about the wild nature discovery initiated by Pham Tan's steps, etc. At first glance, it seems like there is nothing too special because they are just like other Pham Tan's review videos, but the impacts on the community from those videos have created many abstract values.

Other professional Youtubers indicates that building a channel to attract a big group of loyal and interactive subscribers like what Hoa Ban Food has done in the late years is not an easy job, let alone that Pham Tan still reserves the rural essence of his rustic local crew, the jungle's children. His videos appear to be so idyllic without any arrangement or embellishment but still let millions of audience long and save a special fondness for them. How did they win the audience's heart?

Pham Tan honestly answered that big question with a businessman's pure mindset: producing videos for selling Northwest cuisines and food without any intention to expand the channel. At first, he only wanted to capture the actual activities of buying and processing the produce to reassure their sanitary and origin quality. It is completely necessary because, between 2012 and 2013, the Internet was not strongly enhanced. Thus, providing products' information from the mountainous areas to the urban zones was even more challenging. The only solution at that point was manufacturing videos reviewing the products, which he learned from other big cooking channels in the world, such as "Food Inc,". Now, that action has created a vibrant ecosystem for Hoa Ban Food in 8 years of working.

Little by little, Hoa Ban Food is not merely a Northwest product selling channel anymore but it adds in many connective values for the community by their ways of introducing the culture, culinary, ordinary lives of the ethnic minority and the distant villages’ sentimental lifestyle. Those elements come to life via the one-of-a-kind camera vision of Tan "Hoa Ban Food."

Hi Tan, you are known as a Northwest child, leaving the area to the city to study, working for a while then coming back to your hometown to run your own business, what are your feelings when coming back?

Oh, talking about feelings, of course, I feel great and could’ve never been better! (laughing). I can breathe the fresh air, get away from the crowded and boisterous city. The scenery of Northwest mountains and forests is alluring for an amateur photographer like me. Every time going back to this place, I feel like stepping back into my childhood to hang out, go swimming and fishing in the streams, climb trees getting fruits with the kids innocently as you can see a lot in my videos from my channel.

When meeting with the locals for the business, I feel people's mutual and genuine bonds. The more remote and faraway places, the more fondness I receive from them. I had the chance to accompany with my sidekicks, living with them like a family, trek into the jungle to look for wild honey, cross the streams, and cast some nets to catch fishes. They are the real blood brothers that without them, there will be no Hoa Ban Food as it is today.

Nếu vậy có lẽ anh sẽ có góc nhìn cận cảnh nhất về đời sống của bà con sinh sống nơi đây?

So could it be said that you have the closest and realest look at the locals' daily activities in this area?

For the Northwest residents, though they live simple lives and highly appreciate fondness between people, they depend on nature and utilize the natural fresh foods that are available for many generations. Thus, it is struggling to raise the living standards or change their works especially when the resources are not abundant anymore.

If any audience may notice in my videos about us collecting wild honey in the jungle in the series "The Jungle Journal," compared to the first period, the amount of wild honey is not substantial as it used to be anymore. And it is just one in many particular examples about the depletion of natural resources. Humans cannot only rely on natural produce forever, and they should learn how to cultivate and domesticate to have more sustainable and well-off living conditions.

"The Jungle Journal" on Hoa Ban Food Channel attracts many viewers because of the arduous and treacherous adventure of the Northwest mountainous humans to exploit the sweet wild honey.

Do you think if there are any solutions to assist the locals in changing their life?

The only solution is to work, work, and work. It is not right to blame your circumstance or fate, it is your responsibility to find the solutions to make a living. For me, in any context, if a person works hard and smart enough, they will never die of starving. Northwest humans possess the trait of working hard, laborious, and assiduous, but they do not know how to work more efficiently. Most of them think of living a run-of-the-mill life because they don't have much demand, thereby only working enough for a day. They take advantage of the produce they have in the garden to put on their dish every day. If it can be ordinary forever like that, it is okay, but in case of illness, there is no money to go to the doctor, and it is impossible to borrow some money too. Just like that, poverty keeps trapping them.

I always tell them to work when they still can and work even harder than they can. When the bamboo shoot seasons come, they need to focus on collecting them, and if the seasons are over, they need to find something else to do. And I also advise them to start saving at all costs. The saving habit is still new for people here. For example, if they catch four fishes on a day, they will cook all fours for that day; meanwhile, there is no plan for tomorrow's food. I advise to spare for everything, even little daily things. If they catch four fishes, they only need to cook 2 of them and save other twos for tomorrow.

---

The Northwest women with the eternal love for family, the hospitality for the guests and the hardworking trait.

Does Hoa Ban Food come up with any solution to reassure the supply for the market when the resources are depleted day by day?

In every video of mine, I shared a clear viewpoint that when I started this project of selling Northwest produce, I prioritize sustainability and do not chase for profits or the market demand as well as fully exploit those precious resources. There are products such as Da-river fishes which could cost millions of vnđ per kilogram. Still, they are occasionally available, and we only cook them for ourselves because of the lack of reliable supply. But there are products that we can manage, such as buffalo meat to make Hoa Ban Food traditional dish "thit trau gac bep" or tapioca tree to make tapioca starch. I advise them to think of new ways to develop the products and not just count on what they are having.

During the trip to directly buy the products from the locals, we are always joking that the demand for cattle is never enough to keep on raising those cattle as much as possible. But they could not understand right away. Thus, there needs to be a professional coach to guide them in the production of raising cattle efficiently, then the quality and quantity of the produce can be improved. We are purely a supplier in charge of processing to take the products into the market, and we are not policy planners or companies focusing on production; therefore, it is still out of our reach.

Being able to witness the sad but true downside of many fortuneless lives in the Northwest in the deep forest, would you like to send any message?

Honestly, when we carried out the trips to support people living in the remote areas, I realized that in the most lonesome regions, though they have a lot of troubles to make end meets, they are full of love and friendliness. Like in the journal "Jungle Man", I ran into a makeshift hut with four children, the eldest was in grade 6 or 7, and the youngest was only two years old. Because their parents went to work, they had to take care of themselves. There are stories that I cannot imagine how rough life is for the locals, which makes me evaluate my own life and feel grateful for what I am having and live a more meaningful life.

Entering the Northwest mountainous area, which is jagged, distant and full of risks must be the unique experience that not everyone can have, could you share some practical experience from the trips you took?

My first advice is never to go into the jungle alone. In my videos, I also counsel many particular cautions about what you should do and don't while traveling to the Northwest highland area, especially not going into the woods on your own or sailing on Da river without the locals who are competent in guiding.

I also made some videos about discovering Northwest for family-friendly picnic trips that I am planning to develop a channel named "Hoa Ban Camp" focusing on short period trek service in the Northwest with my local buddies. Rivers and mountains are like pieces of cakes to them. They are also strong, resourceful, enthusiastic and genuine people whom, if you don't mind, I called the Hunters. We instruct the survival skills with some modern tourist tools for this type of picnic trips. At the moment, Hoa Ban Camp has more than 400 thousands subscribers.

Are there any arrangements to express the ideas in your videos?

There are absolutely no arrangements except for some food review videos that need to set up a bit for the food. The rest of the journal, experience videos are all real journeys. Those are moments as well as the progress of the journey that I recorded. It is impossible to tell Toan to climb on the tree and wait until he climbs to set up and shoot the footages. In the jungle journal that you guys see in the videos, the scene when we went over the waterfall, the moment when our raft crossed the fast-flowing stream, I couldn't ask my team to come back just because I want record because it is hazardous.

---

The local buddies: strong - resourceful - enthusiastic and genuine humans.

Doing business about cuisines and cookery in Northwest, you have a lot of videos introducing the different cultural culinary of the ethnic minority in the remote area, what is your impression with the food of Northwest?

(Thinking for a while) The culinary style of the locals in the Northwest is much simpler than the urban areas because the ingredients are less abundant and they are always in the circle of pork, chicken, wild vegetable, wild fish, etc. while there are many kinds of ingredients from many cultures to cook a lot of dishes in the city. Thus, the food in the Northwest is less flavour than the food in the city. The only thing I see that is more significant is the love of people put into the dishes they cook as can be seen when the food is always served for kids and the elderly first. If there is any delicious food, it will be shared for everyone. All in all, this is an endearing cultural feature that I see in every family from any ethnic in Vietnam.

---

The only thing I see that is more significant is the love of people put into the dishes they cook that can be seen when the food is always served for kids and the elderly first.

How did you make the culinary in the Northwest look so lively in the following videos that continue to attract more viewers on Hoa Ban Food?

As I mentioned before, the first purpose of Hoa Ban Food was to boost the sales, not to make money via the Youtube channel. We will strive our best to produce more videos with contents more related to the locals' lives, of course, the quality will be improved so that our audience can entertain while watching more scenery, clearer and less shaky shoots. But we will concentrate on the quality rather than the quantity of the videos, so after the audience watch a video, it can leave some particular impression on them. We want to create such memorable footages because 20 or 30 years later if we want to re-record those moments, it would be barely possible.

For sure, seeing the same scenes with the same people, the audience eventually will get bored, if I were them, I would be too. Therefore, I am planning to a certain point in the future when I finish my mission of providing all the necessary info for people, I will stop making videos to focus on doing business. That is the long-term strategy that we aim for. Small stores with high quality, they will be the places our customers can rest assured buying the Northwest produce.

---

You love the Northwest and would like to understand more about it or just simply want to watch the daily scenes of it, don’t forget to subscribe Hoa Ban Food Youtube channel or follow Hoa Ban Food Fanpage.


Hitomi Yokoyama - “Người Mẹ Đỡ Đầu” ít ai biết đến của làng thời trang đường phố Nhật Bản

Thực hiện:Tác giả: ANDY THOMAS; Người dịch: Hữu Phan | 2020-08-05

Hitomi Yokoyama - một huyền thoại sống, cùng với hai người bạn thân Jun Takahashi và NIGO, là những nhân vật không thể thiếu khi nhắc đến văn hóa thời trang đường phố Nhật Bản.

Trong lịch sử non trẻ của văn hóa đường phố, Hitomi Yokoyama là một tượng đài quan trọng, nhưng lại ít được nhắc đến. Nếu như Hiroshi Fujiwara được mệnh danh là "bố già" của làng thời trang đường phố Nhật, thì chắc chắn Yokoyama chính là "mẹ đỡ đầu" của phong cách này. Khi hai người ‘cha đẻ’ của thương hiệu UNDERCOVER, Jun Takahashi và Tomoaki "NIGO" Nagao, đang ấp ủ những bước đi đầu tiên với nhãn hiệu A Bathing Ape và Human Made, Yokoyama từ lâu đã chọn cho mình hướng đi với phong cách Ura-Harajuku tại thủ đô Tokyo, và không lâu sau đó đóng góp một phần không nhỏ vào bước chuyển mình của thời trang đường phố, truyền cảm hứng cho hàng loạt những thương hiệu như WTAPS, Neighborhood, Bounty Hunter và vô số những thương hiệu nhỏ khác.

Lớn lên trong khu phố Yotsuya tại Tokyo, Nhật Bản, Yokoyama ngay từ nhỏ đã phải lòng những ban nhạc punk Anh Quốc mà bà xem trên TV và nghe trên radio hằng ngày. "Tôi đặc biệt thích nghe nhạc của The Clash, Adam & The Ants và The Sex Pistols," Yokoyama tâm sự. "Người có phong cách thời trang ảnh hưởng đến tôi đầu tiên chắc hẳn là Johnny Rotten. Tôi không thể nào quên cảm giác phấn chấn tột độ khi nhìn thấy khi ông ấy khoác trên mình những thiết kế của Malcolm McLaren và Vivienne Westwood."

Nhờ những tạp chí văn hóa đại chúng tại thời điểm đó như Takarajima, Yokoyama biết đến thương hiệu thời trang Seditionaries và cửa hàng SEX của McLaren và Westwood. Không những thế, chuyên mục "Last Orgy", "kẻ tiên đoán" xu hướng thời trang lúc bấy giờ của Hiroshi Fujiwara trên ấn phẩm của Takarajima cũng khiến bà say mê.

Không dừng lại trên những trang tạp chí thời trang, bà biến cuộc sống của mình xoay quanh những xu hướng văn hóa này bắt đầu bằng việc khám phá những quán bar ngầm ở Tokyo như Picaso hay Nabaron, nơi mà mọi thể loại nhạc được chơi, từ ska, rockabilly, reggae cho đến những bản nhạc đình đám nhất ở London lúc đó. Không lâu sau, tại những quán bar này, bà đã gặp những người tạo nên cuộc cách mạng của thời trang đường phố Nhật sau này, Hikaru Iwanaga, nhà sáng lập nên Bounty Hunter, một thành viên của nhóm nhạc "fan cuồng The Tokyo Sex Pistols". Bà cũng làm quen với NIGO, tay trống không thường trực của nhóm nhạc. Bà cực kì ấn tượng với cách họ, những biểu tượng thời trang ngày hôm nay, bận lên mình những bộ quần áo của thần tượng mình năm ấy, khi Jun Takahashi là Johnny Rotten của nhóm và Iwanaga không ai khác là Sid Vicious.

"Không chỉ là một quán bar, với tôi những nơi đó giống như một trường học về xu hướng văn hóa vậy." - bà ví von. Đó là khoảng thời gian bà bắt đầu học cách bận quần áo thật thời trang, gặp những người bạn với cùng một chí hướng, một đam mê với Vivienne Westwood và nhạc punk. "Đây chính là cách chúng tôi giao tiếp xã hội trong những ngày xưa cũ khi Internet còn hoàn toàn xa lạ."

NIGO và Takahashi quen biết nhau khi hai ông cùng học chung tại trường đại học danh giá Bunka Fashion, cũng là cái nôi của hai nhà thiết kế đình đám Yohji Yamamoto và Junya Watanabe. Trong khi đó, Yokoyama đang học việc cắt tóc tại một trường trong khu phố mang tên Ciao Bambina, nơi những người trẻ vẫn thường lui tới như một tụ điểm vui chơi. NIGO thường đến nơi này để cắt tóc và Yokoyama thú nhận rằng, bà từng lấy trộm những hộp gel vuốt tóc Rock Gel cho ông, loại gel dùng để tạo nên những kiểu tóc mô-đen của những ban nhạc punk thời ấy.

Không lâu sau, Takahashi và NIGO vượt lên trở thành một cặp bạn thân nổi tiếng trong làng thời trang đường phố. Nhận chuyên mục "Last Orgy" từ tiền bối Fujiwara, hai ông cùng đem nó đến với tạp chí Popeye dưới cái tên "Last Orgy 2". Popeye, lúc bấy giờ, đã nổi lên dù còn non trẻ, đón đầu những xu hướng mới hơn cả Takarajima. Những ý tưởng độc đáo đều đã nung nấu cộng thêm sự hỗ trợ tuyệt vời của người thầy Fujiwara, NIGO và Takahashi đã biến dự án của mình thành cửa hiệu concept tiên phong: NOWHERE.

Yokoyama gợi lại những hồi ức trước khi cửa hàng khai trương, mạng lưới thời trang đường phố trải dài ở Tokyo như những viên ngọc trong từng góc phố nhỏ. Bà thường xuyên lui tới hàng MILK của Hitona Okawa, hiệu Hysteric Glamour của Nobuhiko Kitamura hay tiệm A Store Robot. Nhưng chính cửa hàng concept NOWHERE đã bật nguồn cho cuộc cách mạng thời trang đường phố tại Nhật, biến chúng từ những cửa hiệu nhỏ sau phố Harajuku trở thành trung tâm mua sắm thời trang hàng đầu thành phố. Cửa hiệu NOWHERE ra mắt cùng với những bộ sưu tập của thương hiệu UNDERCOVER của Takahashi và A Bathing Ape của NIGO.

"Anh ấy (Takahashi) bắt đầu thiết kế những bộ đồ từ chiếc máy may nội địa và may từng phụ kiện từ đôi tay của mình. Với tôi, anh ấy là một thiên tài trẻ tuổi đáng ngưỡng mộ."- Yokoyama tâm sự. "Còn NIGO, khỏi phải nói, một bậc thầy về thời trang cổ điển, với phong cách tuyệt vời không thể lẫn với ai…"

Phong cách Ura-Harajuku cũng bắt đầu có những bước tiến lớn cùng với những thương hiệu liên quan. Từ một cộng đồng underground, Ura-Harajuku trở thành một làn sóng ảnh hưởng mang tầm quốc tế. Trong đó, một phần công không nhỏ nhờ vào Yokoyama khi bà bắt đầu chuyển đến sống tại Luân Đôn vào năm 1993.

"Thực ra lúc ấy tôi chỉ muốn học Tiếng Anh và học ở một trường nghệ thuật trang điểm thôi." - bà thú nhận. "Cho đến một ngày, tôi đang dạo phố thì gặp một anh chàng tên Barnzley. Anh ấy nhận ra tôi lúc ấy đang mặc đồ của Seditionaries và rất tò mò về những món quần áo UNDERCOVER tôi kể nữa."

Có lẽ vận số đã quyết định, khi một trong những người Yokoyama gặp đầu tiên ở Luân Đôn là một nguồn kết nối bà đến với sứ mệnh của mình sau này. Simon "Barnzley" Armitage từ lâu đã là một nhân vật không thể không bắt gặp tại những quán bar, câu lạc bộ cũng như giới underground tại thủ đô Luân Đôn. Phụ trách mua sắm quần áo cho Vivienne Westwood và Malcolm McLaren, ông không ngại tận dụng thời cơ, sử dụng chiếc máy in ở cửa hàng để trái phép tuồn ra hàng loạt áo thun Chanel trước khi chúng bị đem đi hủy bỏ. Không chỉ dừng lại ở việc phụ trách ấy, ông còn làm việc ở hàng loạt dự án trong nhiều năm trong đó có đồng thành lập nhãn hiệu A child of the Jago với Joe Corre, người con trai với dòng máu punk từ người cha McLaren và người mẹ Westwood.

Bộ quần áo Seditionaries của Yokoyama nhanh chóng lọt vào mắt xanh của ông, và cứ như thế họ cùng nhau trở thành bạn bè với những sở thích về quần áo, âm nhạc và đam mê với văn hóa punk. Tại thời điểm ấy, Yokoyama còn đang chật vật tìm chỗ ở và đúng lúc đó, Barnzley có một căn phòng cho thuê, căn phòng với chủ sở hữu cũ là một nghệ sĩ người Tây Ban Nha Luciana Martinez de la Rosa.

"Lúc đó chắc hẳn Hitomi vui lắm vì phòng mới của cô ấy có biết bao nhiêu là quần áo mô-đen, những bức họa nghệ thuật và cả những chiếc đĩa nhạc nữa." - ông kể. "Nhưng tôi đoán phần nào đó cô ấy cũng không vui lắm vì tôi dẫn cô ấy đi hết chỗ này đến chỗ khác, từ những lần chơi nhạc lớn ầm ĩ, gặp những người bạn của tôi, những ngôi sao nhạc pop và những nghệ sĩ graffiti. Tôi không chắc là cô ấy có thời gian nghỉ ngơi nữa."

Yokoyama thừa nhận những ngày tháng thiếu ngủ trầm trọng khi bà vừa mới chuyển tới, thế nhưng, với bà lúc ấy, Luân Đôn giống như một công viên Disneyland vậy. Có Barnzley như một người đưa đường dẫn lối, bà gặp gỡ và làm quen với những người mà trước giờ bà chỉ thấy trên mặt báo và TV, Joe Corre, Nellee Hooper của ban nhạc là The Wild Brunch, Paul Cook của nhóm The Sex Pistols, Bobby Gillespie từ Primal Scream và Paul Simonon của The Clash.

"Trong những đêm tiệc tùng ấy, đâu đâu cũng thấy những ngôi sao nhạc pop, những nghệ sĩ và người mẫu. Đêm nào cũng vậy, đến 4 giờ sáng thì tiệc mới bắt đầu tàn."

Không chỉ dẫn bà đến những câu lạc bộ và cửa hàng quần áo độc và lạ nhất Luân Đôn, Barnzley còn giới thiệu bà với Cuts, một hiệu cắt tóc phong cách underground, giống hệt như một nửa còn lại của hiệu tóc cũ Ciao Bambina nơi bà từng học việc ở Tokyo vậy. Cuts được sáng lập bởi em trai của nhiếp ảnh gia thời trang Mark Lebon, James Lebon, ông còn sáng tạo nên một quy trình để tạo nên một thế hệ những nhà tạo mẫu tóc mới. Lấy cảm hứng từ tinh thần “tự xử” của văn hóa punk, Cuts là nơi đầu tiên có những nhà tạo mẫu tóc độc lập, với gu thẩm mỹ đa chủng tộc kết hợp hài hòa cùng phong cách Buffalo "vô thường" của Ray Petri.

"Cuts là nơi tụ họp của thời trang đường phố tại Luân Đôn, những tạp chí lớn như i-D hay The Face cũng chụp ảnh tại đây. Những thông tin về những câu lạc bộ, xu hướng thời trang và văn hóa đường phố đều có thể tìm thấy ở nơi ấy. Làm việc ở Cuts giống như làm việc ở một câu lạc bộ thời trang hơn là một hiệu làm tóc bình thường vậy. Đó cũng là trải nghiệm thời trang đầu tiên của tôi ở thủ đô của Anh Quốc." - bà chia sẻ.

Thành viên của nhóm International Stüssy Tribe: Michael Kopelman, cũng là một vị khách quen của cửa hiệu Cuts này. Năm 1989, ông thành lập công ty phân phối thời trang Gimme 5 và bắt đầu đưa những tinh hoa của làng thời trang đường phố Nhật Bản thông qua các nhãn hiệu như Neighborhood, UNDERCOVER, visvim, BAPE và GOODENOUGH của Hiroshi Fujiwara vào thị trường Anh Quốc. Không khó để bắt gặp những nhãn hiệu trên tại các cửa hiệu hàng đầu trong cuộc đua thời trang tại Luân Đôn như Hit and Run (mà sau này là The Hideout). Đến năm 1995, khi Kopelman đã hiểu rõ câu chuyện và bản thân Yokoyama, ông ngỏ lời mời bà làm việc cho công ty của mình. "Không thể tìm một Yokoyama thứ 2 ở Luân Đôn này." - ông khẳng định chắc nịch.

Không hề có một kinh nghiệm gì về thiết kế đồ họa (và cũng chưa từng làm việc với máy vi tính), Yokoyama sử dụng khả năng cảm thụ nghệ thuật của mình để quyết định những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật của Gimme 5. Nguồn cảm hứng của bà bắt nguồn từ những thiết kế của chiếc ghế đệm Eames, những bìa đĩa nhạc than và những cuốn truyện tranh. Bà nhanh chóng mày mò và tự học cách sử dụng Illustrator, thiết kế nên logo của dòng quần áo Gimme 5 dựa trên logo bộ truyện tranh Fantastic Four của Jack Kirby. Những tác phẩm của bà gây ấn tượng mạnh với bạn bè ở quê nhà, khiến những brand như UNDERCOVER, A Bathing Ape, Real Mad Hectic, Let It Ride ở Nhật và thậm chí aNYthing ở New York, cũng bắt đầu phát triển thiết kế đồ họa.

Đến giữa thập kỷ 2000s, sự nghiệp của Yokoyama đạt đến một tầm cao mới khi bà thiết kế logo màu tím và đỏ tối của dòng giày Air Stab cho Nike. Bà lấy ý tưởng từ hình ảnh của những đàn thỏ và mèo chạy nhảy cùng với sức nhẹ của mẫu giày mới này. Tất cả những điều đó đã cho ra đời thiết kế "ba vệt" nổi loạn ở gót giày mà bà miêu tả "là những con mắt của đôi chân". Bà tiếp tục phối hợp với Nike trong dự án với Olympic Bắc Kinh vào năm 2008 và ra mắt thiết kế mẫu giày Air Max 90 màu xám huyền thoại.

Mặc cho những đóng góp đầy ấn tượng, những tác phẩm của bà dường như luôn bị lãng quên trong lịch sử của thời trang đường phố. Hoặc cũng có thể do chính bà đặt mình dưới danh xưng "HIT". Với bà, đó là một quyết định đầy khó khăn: tạo nên một bức màn che cho mình, một nghệ sĩ thiết kế người Nhật bí ẩn như SK8THING hay SKOLOCT vậy.

"Tôi bắt đầu công việc này với những nhãn hiệu do những người đàn ông sáng lập và họ thì lúc nào cũng muốn đặt tên của nhà thiết kế lên những mẫu áo." - bà kể thêm. "Lúc ấy vẫn chưa có nhiều phụ nữ trong ngành này, và tôi lo rằng nếu họ biết tôi là một người phụ nữ, họ sẽ không còn xem trọng tôi và sản phẩm của tôi nữa. Cho nên với nghệ danh HIT, tôi sẽ không còn bị phân biệt giới tính nữa, vì HIT chắc chắn không phải là một cái tên có giới tính."

Những thành tựu cá nhân mà bà đạt được không chỉ nằm trong những mẫu thiết kế mà còn là những câu chuyện liên quan đến con người. Xuất phát từ những người bạn của mình từ Tokyo cho đến Luân Đôn, bà đã kết nối nhiều mối quan hệ lâu dài, như việc giới thiệu "ông bầu" phòng thu Mo Wax James Lavelle và nghệ sĩ graffiti tại NYC Stash với người bạn thân NIGO. Bà còn là một người bạn thân với cố stylist huyền thoại Judy Blame, người truyền cảm hứng và ý tưởng cho bộ sưu tập thời trang nam Thu Đông của Dior năm 2020. Bà cũng cho biết, bà đang trong giai đoạn cuối của một dự án nhằm tưởng nhớ đến người bạn Judy Blame với tên gọi Available Nowhere. Dự án sử dụng nhiều thiết kế mà Blame chưa từng tiết lộ, gồm một loạt thiết kế áo thun, jacket, áo sơ mi và khăn.

Hitomi Yokoyama cho biết, dù bà có đang làm gì đi chăng nữa, bà sẽ luôn biết ơn khoảng thời gian đặc biệt ở Luân Đôn, nơi đã mở mang tầm mắt của một cô gái trẻ đến từ Tokyo. Bà tâm sự, nếu mọi chuyện không diễn ra như ngày hôm nay, chắc hẳn bà đã quay lại Tokyo và làm việc tại một cửa hiệu sushi Shinjuku nào đó. Và bà nghĩ, đã đến lúc bà trả ơn cuộc đời này bằng việc nối tiếp những ước mơ và ý tưởng táo bạo cho thế hệ trẻ.

"Tôi mong trong một ngày không xa, tôi có thể lắng nghe và làm việc với những nghệ sĩ, nhà thiết kế đồ họa vô danh và chưa có tên tuổi. Tôi chỉ đơn giản muốn giúp những người trẻ, những người tràn đầy năng lượng, để họ có thể học và trưởng thành với những kinh nghiệm từ những người đã đi trước."

Nguồn: https://www.highsnobiety.com/p/hitomi-yokoyama-streetwear-godmother/


Điều tử tế

Thực hiện:Mai Lan | 2020-05-23

Thân thương, day dứt bởi tình người và qua những mẩu chuyện được kể trong một không gian nghệ thuật mang tên "Sài Gòn vẫn thế" thuộc dự án "Sài Gòn tử tế" do Nguyễn Văn Luận cùng nhóm cộng sự trẻ thực hiện. Họ đang cùng nhau lan truyền cảm xúc tích cực vì tình yêu với một Sài Gòn hào sảng và tử tế qua rất nhiều hành động đầy hình tượng, giàu cảm xúc.

Một người công nhân quét rác lướt đi trong nắng sớm. Một cô gái trẻ vi vu trên chiếc vespa bên nhà thờ cổ trong bộ áo cưới chỉ vì cô ấy thích có một tấm hình như thế, chứ không phải để làm album hình cho một đám cưới thực sự. Một người đàn ông ngồi cô độc trên chiếc ghế bố nhớ về những ngày xa xăm. Một anh thanh niên cụt chân đi ngang phố với nụ cười rạng rỡ trên môi. Những người công nhân tận tụy dọn rác dưới cống, mặt lấm tấm mồ hôi sáng ngời dưới ánh đèn pin. Những người lao động thiếp đi trên võng, trong một ngày làm việc vất vả. Một bà lão mặt hằn những nếp nhăn của bao năm lam lũ, móm mém cười duyên, không nghĩ rằng mình đủ đẹp cho một tấm chân dung. "Đừng chụp bà làm gì. Già, xấu xí rồi. Như quỷ à." Ấy vậy mà bà lại đẹp lạ, làm ấm áp cả một góc phòng!…

Sài Gòn thế đấy! Không hẳn phải là nhà cao cửa rộng. Không hẳn phải là những phố nhà lung linh, hay ồn ã người xe. Có cái gì đó dung dị, ấm áp, sinh động nhưng đầy lắng đọng nơi đây.

Rồi đâu đó bỗng cất lên tiếng guitar và giọng hát đầy hoài niệm của Sài Gòn vẫn thế, nhạc và lời của nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt, do ca sĩ Phạm Hoài Nam thể hiện trong MV do đạo diện Tùng Phan thực hiện, và Nguyên Hà trình diễn live.

Cho tôi gửi lời chào, Sài Gòn nhé

Cho quên mắt em buồn lần đón đưa cuối cùng

Cho say những dư vị ngọt ngào vừa vội qua đầy

Cho tôi biết em vẫn chờ tôi về

Sài Gòn vẫn thế như ngày nào

Dù lòng xôn xao có khi lạc bước chân…

Nguyễn Văn Luận đã mô tả ý tưởng ấp ủ dự án "Sài Gòn tử tế" bằng cảm xúc của một người con tuy không sinh ra ở Sài Gòn, nhưng đã sống và trưởng thành gần 15 năm trên vùng đất này. Anh cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của Sài Gòn từ những điều tử tế, ấm áp dù là nhỏ nhất. Chàng trai trẻ với niềm tin về một lối sống đẹp của người Sài Gòn xưa vẫn đang tồn tại song song trong cái hối hả, chật vật của Sài Gòn ngày nay. Những lát cắt của cuộc sống tại Sài Gòn hiện lên thật rõ nét qua hình ảnh và qua thái độ đón nhận của mọi người. Rất nhiều con người đang dùng hành động nhỏ nhất của mình để nối tiếp những giá trị đẹp của Sài Gòn. Tất cả đã nói hết về một Sài Gòn tử tế

Luận, hiểu đúng về cụm từ "Sài Gòn tử tế" qua dự án của bạn ra sao?

Tôi không có nhiều lý do để hoài niệm về một Sài Gòn xưa cũ, vốn dĩ mình không phải được sinh ra và lớn lên ở vùng đất này. Tuy vậy, phần nhiều ở sự trưởng thành của bản thân lại được nuôi dưỡng từ thành phố này, bởi những mối quan hệ và cuộc sống của con người nơi đây, những con người gần gũi và dễ dàng tiếp xúc để trò chuyện. Vì lẽ đó, tôi không muốn phủ nhận nếu ai đó gọi mình là người Sài Gòn. Sài Gòn tử tế không phải là câu chuyện về một Sài Gòn của quá khứ, hay một hoạt động xã hội, một tổ chức, hoặc là một cá nhân nào đó. Ở đây chúng tôi muốn chia sẻ câu chuyện về những con người đang sinh sống tại thành phố này, những câu chuyện được kể lại bằng hình ảnh, hoặc là được ghi chép lại từ những gì được chia sẻ bởi nhân vật qua trao đổi. Những câu chuyện mà dù ở kết cục nào được kể lại, vui hay buồn, chúng tôi đều nhìn thấy sự tử tế và tình cảm của nhân vật trong các mối quan hệ. Hoặc là chí ít, chúng tôi cảm nhận được niềm tin vào cuộc sống và sự tử tế của nhân vật đối với chính mình trong câu chuyện của bản thân. Với lý do đó, chúng tôi mong muốn được chia sẻ lại câu chuyện này đến tất cả mọi người, hy vọng có thể tìm được sự thấu hiểu và chia sẻ từ tất cả các bạn, những người có tình cảm với Sài Gòn và con người nơi đây. Và chúng tôi mang câu này đi lan tỏa, với tên gọi Sài Gòn tử tế.

Sài Gòn ở đây không phải là một Sài Gòn xưa cũ để chúng ta nhớ về, mà đây là một Sài Gòn của những người trẻ, một Sài Gòn có nhiều những năng lượng tốt, những hoạt động văn minh, hướng về cộng đồng. Đó là những điều mà mình nghĩ Sài Gòn vẫn giữ được những truyền thống tốt đẹp và mình cùng phát triển nó bằng những tư tưởng tích cực, gần gũi với những người đang sống trong Sài Gòn, mang hơi thở của những người trẻ tuổi.

Sài Gòn như là một cái nơi mà có thể bao dung, có thể đón tất cả mọi người đến đây sinh sống và làm việc. Khi bạn đến với Sài Gòn trong một thời gian lâu thì bạn sẽ cảm nhận bạn là người Sài Gòn, một người Sài Gòn đúng nghĩa mặc dù bạn không phải sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn.

Bên cạnh những thông tin tiêu cực, hay tốc độ phát triển và thay đổi đã làm mất vẻ đẹp của Sài Gòn xưa, nhưng mình tin rằng ở đây vẫn còn những con người cùng yêu Sài Gòn và muốn gìn giữ những điều tốt đẹp. Điều quan trọng là khi chúng ta ở mảnh đất này, chúng ta cùng lan tỏa những điều tốt đẹp, những điều tuy giản dị, nhưng được cộng hưởng thì mảnh đất sẽ tốt lên.

Bạn nói tới ý nghĩa của dự án Sài Gòn tử tế chính là chia sẻ và lan tỏa chúng ra cộng đồng để đâu đó sẽ có thêm những câu chuyện tử tế khác được nhắc đến tại Sài Gòn. Điều đó đã được cộng hưởng sao trong thời gian qua?

Dự án của Luận và những người bạn còn được sự đồng cảm từ nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt, ca sĩ Nguyên Hà, nhiếp ảnh gia Phạm Hoài Nam khi mới đây, bộ ba này đã ra mắt bài hát Sài Gòn vẫn thế - món quà tinh thần của nhạc sĩ Hồ Tiến Đạt dành cho dự án "Sài Gòn tử tế".

Hay như câu chuyện tử tế của anh Lê Tuấn (một thợ cắt tóc Việt kiều Mỹ) khi nhận được thông điệp của nhóm đã bay về nước liên hệ với nhóm, muốn được mang chiếc áo có dòng chữ "Sài Gòn tử tế" để đi cắt tóc cho người vô gia cư, người bệnh nghèo.

Còn nhiều câu chuyện khác nhưng Luận muốn nói đến một cảm hứng từ thông điệp này của Việt, một bạn trẻ ở Sài Gòn mà nhiều kênh báo chí đã viết về cách bạn ấy tặng "hoa nói" tới những người lao công quét rác. Những thông điệp của bạn ấy tuy giản dị, gần gũi nhưng lại khiến nhiều người giật mình khi vứt rác: "Ở đại dương không có chúng tôi nên đừng xả rác", "Ở ngã tư, đừng nhận tờ rơi nếu bạn vứt ngay xuống đường", "Nếu không có thùng rác, hãy đem rác về nhà"... kèm theo tấm hình là nụ cười hồn hậu của nhiều cô chú lao công.

Có liên hệ gì giữa thông điệp về sự tử tế với bảo vệ môi trường mà bạn luôn nhắc đến trong dự án của mình?

Đây chính là cách kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường trong giới trẻ mà mình tin là sẽ có hiệu quả. Chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống để hướng đến một môi trường sống bền vững, an toàn và đáng sống. Hãy nghĩ về việc các bạn trẻ tận dụng quá nhiều vào các loại thức ăn nhanh thay vì dành chút thời gian đến quán ăn để hạn chế thải ra những loại rác thải độc hại, khó tiêu hủy như: bao bì, đồ hộp, nhựa… ra môi trường sống. Chúng ta sẽ còn muốn nhìn thấy Sài Gòn của tương lai vẫn thế sau hàng trăm năm nữa hay sẽ bị biến đổi do môi trường sống bị ô nhiễm bởi các hành động thiếu sự tử tế với môi trường. Điều sâu xa trong các dự án sắp tới của "Sài Gòn tử tế" chính là lan tỏa tình yêu với Sài Gòn.


Singles Have to Think Outside the Screen

Thực hiện:Article: Gorce, T. L. (9th May, 2020). The New York Times | 2020-05-29

Matchmakers are seeing higher demand for advice and coaching services now that drinks and dinner are on hold.

Before the coronavirus pandemic hit, Cedric DuBose of Houston was completing a nine-week online course called "Love Alchemy." - The workshop, intended to get him thinking about his relationship skills, was a prerequisite to hiring Amari Ice, a Washington-based matchmaker.

At 48, Mr. DuBose, who works in research and development for a pharmaceutical company, had grown weary of looking for love on his own. He considered online dating a bust. "The sites I’ve been on were all horrible," he said. "It was all people wanting hookups. And I’m not the hookup type." Mr. Ice, who was recommended by a friend, appealed because he presented himself as a love coach armed with practical advice.

The more constructive approach has become a way forward for many matchmakers, first in the age of internet dating and now in the age of Covid-19. Lisa Clampitt is a founder and president in Manhattan of the Matchmaking Institute, which holds conferences and provides training for industry professionals. She said about 80 percent of matchmakers now offer coaching services. Thirty years ago most concentrated on the kind of matchmaking that for centuries had been the province of wise village elders. "It’s a strong shift in the direction of coaching," Ms. Clampitt said.

As singles are stuck at home and social distancing makes traditional dating all but impossible, the coaching skills of matchmakers, now imparted online, are becoming more valuable.

"People are really clear at this point that investing in themselves is one of the best things to do with all the free time they have, so we’ve gotten an influx of new clients," Mr. Ice said. "They want help with online dating and romantic skill building, to be used now or later."

Dating hasn’t decreased because of the coronavirus, he added. "It has actually increased. But the method has shifted, logically, online."

For veterans of online dating, that is not necessarily welcome news. Virus or no, "people go online and find that half the profiles are fake and the other half are scammers," said Lisa Ronis, a matchmaking veteran and coach in New York and South Florida. "They’re swinging back to matchmakers because they need us to vet people."

Maria Avgitidis, a fourth-generation matchmaker in Manhattan who has set up more than 3,500 first dates and said she is responsible for about 200 marriages, ramped up the coaching part of her business, Agape Matchmaking, in 2018. Coaching clients, who pay $10,000 and up for a program called "Dating Refresh" get four months of help curating their online profiles and winnowing suitors, plus a makeover and photo shoot.

Since stay-at-home orders took hold, Ms. Avgitidis has increased her coaching services. "Coaching is where we’ve become quite innovative," she said. "People have questions on how to navigate dating during quarantine, and we’ve made ourselves available to answer those questions." This happens through a free weekly webinar called "Ask a Matchmaker Live." She is also hosting group coaching programs; $350 buys a five-session package.

Ms. Ronis, who has offered coaching throughout her two decades in the business and works mostly with women, is fielding batches of new inquiries. "People are lonelier than ever" since Covid-19, she said. "They’re longing for love and planning ahead." She charges $2,500 for five sessions that include lessons encompassing a combination of advice, common sense and tough love, she said; she expects to be inundated when social distancing eases.

Mr. Ice, who works exclusively with gay black men, charges on a sliding scale for the coaching package that includes the "Love Alchemy" workshop Mr. DuBose took. "It’s like when you go to the doctor for an injured leg," Mr. Ice said. "I can’t quote you a price until I see what the problem is and what’s required to solve it."

Mr. Ice’s clients are getting online help until the time is right for face-to-face work. Ms. Ronis froze her matchmaking clients’ contracts in mid-March, until they can date in person. Most of Ms. Avgitidis’s clients have chosen to freeze their contracts during the pandemic, though some are still going on phone and Zoom dates she sets up.

Janis Spindel, the founder of Serious Matchmaking, calls her business a "luxury" global matchmaking service. She is based in Manhattan and also arranges dates through Zoom and FaceTime. "Love is pandemic proof", said Ms. Spindel, who started her business 35 years ago and takes credit for nearly 4,000 marriages.

Ms. Spindel doesn’t see the need for coaching. Her clients, all men, mostly straight, consist of celebrities, athletes, financiers and captains of industry, she said. They pay $65,000 to $1.5 million to work with her or her daughter and business partner, Carly Spindel, for a year.

"They love it that women are really showing their personalities through Zoom, because they’re in comfortable clothes, in their home, and they can get a sense of their home and their personality through the Zoom", Carly Spindel said in an email.

Working out the kinks that may be sabotaging clients’ love lives has not been the concern of traditionalists like Baila Sebrow, either. Ms. Sebrow of Lawrence, N.Y., has been matchmaking and organizing singles events for the Orthodox Jewish community more than 30 years, in New York and around the world. By her account, she has facilitated more than 100 marriages. Most introductions are made for free.

"In the Orthodox world, that’s what people expect", she said. "It’s a mitzvah." Not that singles who find her on social media or through her column in the Five Towns Jewish Times newspaper, Dating Forum, should see visions of Yente. Matchmaking has taken on a secular flair in the community in recent years, she said. Still, instead of self-improvement exercises or love workshops, the tools of her trade remain intuition and perception.

Since mid-March, she has been busy setting up phone and Skype dates and hosting Zoom events for singles. "People very much want to date, because they don’t have much human interaction", she said. "They’re showing more interest now than previously."

"Nothing’s changed but the method of how they see each other", Ms. Sebrow added. "And hopefully that’s going to come to an end soon."

Dating Tips From the Experts


Ms. Avgitidis: Be intentional about your photo selections.

A great dating app profile should have at least four recent photos. These should include photos of just you looking into the camera smiling, along with at least one full-body photo and an activity shot, like hiking or walking your dog.

And, if you’re video dating:

  • Dress up as if you were going on a date.
  • Make sure you have at least two sources of light pointing at your face.
  • Situate the camera above eye level. You can elevate your laptop camera with a few books, and if you’re using a phone or tablet, place it in a secure spot.


Mr. Ice: Make sure your dating profile is complete.

Your profile description is your best tool for attracting quality catches. Don’t leave it blank. It describes exactly what you’re looking for, so a blank or desolate profile communicates that you don’t want anything serious. Skilled, intentional love seekers are great at weeding out those who aren’t, and you’re likely to be weeded out if your profile is sparse.


Ms. Clampitt: Be open to making connections outside your city.

Now may be a good time to expand your location search. After all, it’s a lot easier to branch out since most connections are virtual. You might find someone whose key values and relationship goals match up better with yours. If you are based in New York City, say, maybe add New Jersey, Connecticut or even Washington, D.C. to your location options.


Ms. Ronis: Take your conversation to a personal level.

In the past, a brief phone call before an in-person meeting would have sufficed. But dating has changed during the pandemic, and now may be the time to really get to know someone on a more personal level during that first call after connecting. You can see how that person is handling today’s stresses and ask personal questions.


Ms. Sebrow: Make your online dates fun.

There are numerous online games that can be played together: word games, board games, card games, tick-tack-toe, question-and-answer games, even YouTube gaming. And there are apps that you can use to share screens. You might also consider taking virtual tours together or having a virtual cooking date, where you each eat the foods you prepared. You can take it up a notch with a romantic candlelit dinner.


Janis and Carly Spindel: Limit chatting on dating apps.

After one or two messages back and forth, switch to a phone call. Then move on to FaceTime or Zoom. Sustainable relationships are being built right now, so when you actually meet in person, the chemistry will kick in. Or not.